Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tốt các tiết thực hành môn Sinh học 9

Nhiệm vụ ở trường THCS là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người làm chủ đất nước trong tương lai. Đây là những chủ nhân tương lai được giác ngộ lí tưởng cách mạng, lí tưởng XHCN, có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật toàn diện, có sức khoẻ, sự thông minh, cần cù, sáng tạo để xây dựng XHCN. Để có được điều đó cần đến vai trò rất quan trọn của người thầy.

Thầy phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có lòng nhiệt tình, tâm huyết nghề nghiệp, bên cạnh đó thầy phải biết vận dụng phù hợp các phương pháp dạy – học (PPDH) với từng kiểu bài, từng nội dung kiến thức để giúp HS vận dụng tốt kiến thức lí thuyết vào thực hành và thực tiễn cuộc sống. Đó là cơ sở lý luận khiến tôi chọn vấn đề nghiên cứu này.

pdf 17 trang Huy Quân 29/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tốt các tiết thực hành môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tốt các tiết thực hành môn Sinh học 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tốt các tiết thực hành môn Sinh học 9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT 
CÁC TIẾT THỰC HÀNH MÔN 
SINH HỌC 9 
I/ Phần mở đầu: 
I.1.Lý do chọn đề tài: 
 Nhiệm vụ ở trường THCS là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành 
những người làm chủ đất nước trong tương lai. Đây là những chủ 
nhân tương lai được giác ngộ lí tưởng cách mạng, lí tưởng XHCN, có 
trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật toàn diện, có sức khoẻ, sự thông 
minh, cần cù, sáng tạo để xây dựng XHCN. 
 Để có được điều đó cần đến vai trò rất quan trọn của người thầy. 
Thầy phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có 
lòng nhiệt tình, tâm huyết nghề nghiệp, bên cạnh đó thầy phải biết 
vận dụng phù hợp các phương pháp dạy – học (PPDH) với từng kiểu 
bài, từng nội dung kiến thức để giúp HS vận dụng tốt kiến thức lí 
thuyết vào thực hành và thực tiễn cuộc sống. Đó là cơ sở lý luận 
khiến tôi chọn vấn đề nghiên cứu này. 
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học trong nhiều 
năm liền tôi nhận thấy việc vận dụng lý thuyết học tập của học sinh 
vào các bài thực hành và thực tiễn cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. 
 Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, khoa học mở luôn luôn 
mới, kiến thức sinh học chủ yếu được hình thành bằng phương pháp 
quan sát, mô tả, tìm tòi thực nghiệm. Vậy mà học sinh lại gặp khó 
khăn trong vấn đề này thì quả đây là một điều rất đáng quan tâm vì nó 
liên quan trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của cả một thế hệ tương lai. 
 Đó là cơ sở thực tiễn, là lí do chủ quan thôi thúc tôi quan tâm, 
trăn trở lựa chọn nghiên cứu vấn đề này. 
I.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Qua nghiên cứu tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để 1 tiết 
dạy thực hành đạt hiệu quả cao, giúp HS thoát khỏi những khó khăn 
vướng mắc khi làm thực hành. Ta đã biết mục đích của giáo dục 
không chỉ đơn thuần là giúp HS nắm bắt tri thức mà phải hướng dẫn 
các em cách tiếp thu và vận dụng tri thức như thế nào. 
 Vì vậy, qua nghiên cứu tôi muốn nêu ra một vài ý kiến về vấn 
đề dạy một tiết thực hành sinh học như thế nào để thu được hiệu quả 
cao nhất. Đó là mục đích nghiên cứu của đề tài. 
I.3. Thời gian địa điểm: 
 Đề tài thực hiện từ tháng 8/2009 đến tháng 2/2010 tại trường 
PTCS tiến tới 
 *Đối tượng nghiên cứu: 
HS lớp 9 của trường trường PTCS tiến tới do tôi trực tiếp giảng dạy 
đối với việc nhận thức tiết thực hành trong chương trình sinh học lớp. 
*Phạm vi nghiên cứu. 
 Vấn đề tôi trình bày được hình thành qua 6 bài thực hành đã học 
trong chương trình sinh học lớp 9: 
 Bài 1: Tính xác suất xuất hiện trong các mặt của đồng xu. 
 (Vận dụng giải thích quy luật Di truyền của MenĐen) 
 Bài 2: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể. 
 Bài 3: Quan sát và lắp mô hình ADN. 
 Bài 4: Nhận biết một vài dạng đột biến. 
 Bài 5: Quan sát thường biến. 
 Bài 6: Tập dượt thao tác giao phấn. 
I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn: 
 Cơ sở lí luận 
 - TN là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất 
phát cho quá trình nhận thức của HS. 
 - TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực hành để đi đến thực tiễn. 
Vì vậy nói là phương pháp, phương tiện duy nhất giúp hình thành ký 
năng, kĩ xảo thực hành là cơ sở của tư duy kĩ thuật. 
 - TN giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất các hiện tượng, các quá 
trình sinh học. 
 - TN do GV biểu diễn là mẫu mực về thao tác là cơ sở chuẩn 
kiến thức để HS quan sát, nhận xét và bắt chước. Dần dần, khi HS 
biết cách và tự tiến hành được TN đó là cơ sở đối chứng giúp HS 
hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành TN, phát hiện kiến thức. 
 - TN có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của 
HS với các mức độ khác nhau: Thông báo, tái hiện (bắt chước) tìm tòi 
bộ phận, giải thích, chứng minh, nghiên cứu tìm kiến thức mới 
 - Tóm lại: TN được sử dụng đề nghiên cứu bài mới, củng cố, 
hoàn thiện kiến thức, kiểm tra, đánh giá kiến thức. Đặc biệt TN có 
vai trò rất quan trọng đối với việc dạy – học một bài thực hành. TN 
có thể do GV biểu diễn, hoặc do HS tự tiến hành. TN có thể tiến hành 
trên lớp, trong phòng TN, ngoài vườn, ngoài đồng ruộng hoặc tại nhà. 
 Cơ sở thực tiễn 
 Thực hành thí nghiệm nghiên cứu gồm các bước sau: 
 + Giới thiệu mục đích, yêu cầu TH – TN 
 + Tổ chức phân tích các điều kiện TN. 
 + Giới thiệu các bước, các thao tác tiến hành TN. 
 + Giới thiệu các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá trình TN. 
 + Thiết lập các mối quan hệ nhân – quả từ kết quả TN. 
 - Để HS nắm được mục đích, điều kiện THTN, GV nên giới 
thiệu trước cho HS, cách tốt nhất là để HS tự xác định. Quan sát TN 
là hoạt động nhận thức tự lực của HS ở đây, thầy chỉ có vai trò là 
người cố vấn, theo dõi, giám sát và là trọng tài ghi nhận những thành 
tích phát hiện tri thức của HS. 
 - Việc rút ra kết luận, báo cáo thu hoạch là giai đoạn cuối cùng, 
quan trọng nhất trong quá trình THTN tức là sau khi HS THTN giải 
thích các hiện tượng, quá trình SH xảy ra 1 cách phù hợp lô gíc đáp 
ứng mục đích, yêu cầu đề ra ban đầu thì vấn đề đã được giải quyết.
 Mong muốn duy nhất của tôi là có được phương pháp giảng 
dạy tốt nhất cho mình, các giáo viên khác và HS cùng tham khảo để 
có được kết quả cao nhất trong giảng dạy và học tập. 
II. Phần nội dung: 
II.1. Chương I: Tổng quan: 
II.1.1. Cơ sở thực tế và thực trạng: 
II.1.1.1. Cơ sở thực tế: 
 Từ thực tế điều kiện dân trí và kinh tế của một xã thuộc khu 
vực nông thôn, điều này dẫn tới HS cũng gặp rất nhiều khó khăn 
trong việc thực hiện 1 tiết thực hành. Giáo viên cũng gặp khó khăn 
trong giảng dạy. Nguyên nhân dẫn đến kết quả của các bài thực hành 
chưa đạt được đến mức mong muốn là do: Thiếu đồ dùng, trang thiết 
bị thiết yếu cho một số tiết thực hành, HS khó khăn về kinh tế nên 
chưa chuẩn bị tốt các mẫu vật theo yêu cầu. 
 Do chương trình có sự phân phối ở một số bài chưa phù hợp 
với thực tế, tình hình mùa vụ của địa phương. 
 Mặt khác môn sinh học là một khoa học thực nghiệm, môn 
khoa học mở, luôn luôn mới và rất trừu tượng. 
 Các em phải tự làm TN để tìm kiến thức, qua phương pháp hoạt 
động nhóm, HS phải tích cực để tìm tòi, làm TN để đi đến kết luận, 
giải quyết các vấn đề đặt ra một cách độc lập sáng tạo, làm được báo 
cáo thu hoạch theo yêu cầu tránh những hạn chế trong học tập. Tuy 
nhiên không phải tất cả các em đều làm được TN, đều viết được báo 
cáo, không phải giáo viên nào cũng dạy thành công các bài thực hành 
theo yêu cầu. 
II.1.1.2. Thực trạng: 
 Thực trạng của đề tài nghiên cứu: 
 Thực trạng của quá trình dạy tiết thực hành sinh học ở trường 
THCS Hoàng Hoa Thám: 
 - GV và HS phải tận dụng triệt để 45’ trên lớp để tổ chức giảng 
dạy và học tập, có như vậy mới phát huy hết vai trò tổ chức, hướng 
dẫn của GV, mới đảm bảo cho HS tiếp thu hết kiến thức của tiết học. 
 - Đối với 1 tiết thực hành, GV chỉ là người hướng dẫn, tổ chức 
cho HS hoạt động giúp HS tự tìm ra kết luận và ghi nhớ được kiến 
thức. HS là trung tâm của mọi hoạt động, sau khi đã nhận được mục 
đích, yêu cầu của tiết thực hành HS lập tức hoạt động nhóm để tiến 
hành các TN tìm tòi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
 Đối với môn sinh học việc chuẩn bị tốt đồ dùng, mẫu vật cho 1 
tiết thực hành là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bài 
học. 
 - Qua quá trình học tập kết quả thu được có tới trên 90% số 
học sinh thực hiện tốt các yêu cầu, viết được báo cáo thu hoạch, được 
giáo viên đánh giá, cho điểm ghi nhận kết quả hoạt động. 
II.2. Chương II.: Nội dung vấn đề nghiên cứu: 
II.2.2.1. Phạm vi nghiên cứu: 
 Vấn đề tôi trình bày được hình thành qua 6 bài thực hành đã học 
trong chương trình sinh học lớp 9: 
 Bài 1: Tính xác suất xuất hiện trong các mặt của đồng xu. 
 (Vận dụng giải thích quy luật Di truyền của MenĐen) 
 Bài 2: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể. 
 Bài 3: Quan sát và lắp mô hình ADN. 
 Bài 4: Nhận biết một vài dạng đột biến. 
 Bài 5: Quan sát thường biến. 
 Bài 6: Tập dượt thao tác giao phấn. 
II.2.2.2. Nội dung nghiên cứu: 
 Trong thực tế giảng dạy, tôi đã vận dụng phương pháp dạy học 
tích cực trong dạy học sinh học, đặc biệt là bài thực hành. Biến HS 
thành chủ thể của quá trình học tập, đưa các em vào vị trí chủ động, 
đòi hỏi các em phải tích cực suy nghĩ, tư duy bằng những câu hỏi có 
tính chất nêu vấn đề, gợi mở được lồng luồn trong những tình huống 
có vấn đề được đưa ra. 
 Ví dụ: Bài thực hành - Tính xác suất xuất hiện các mặt của 
đồng xu. 
 Thực chất vấn đề rất đơn giản: 
 - GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài học. 
 - Hướng dẫn học sinh làm theo nhóm (trực tiếp TN) 
 + Gieo 1 đồng kim loại. 
 + Gieo 2 đồng kim loại. 
 - Thống kê kết quả vào bảng mẫu. 
 Vấn đề bắt đầu phát sinh ở chỗ GV yêu cầu HS. 
 - Từ kết quả trên bảng liên hệ. 
 + Kết quả gieo 1 đồng xu (Bảng 6.1) gợi cho ta điều gì về tỷ lệ 
các loại gia tử sinh ra từ con lai F1 (A a). 
 + Kết quả gieo 2 đồng xu (Bảng 6.2) gợi cho ta liên hệ tới điều 
gì về tỷ lệ kiểu gen ở F2 trong lai 1 cặp tính trạng của MenĐen? 
 Qua đó từ kết quả của THTN đòi hỏi HS phải vận dụng tư duy 
liên hệ sang để giải thích một vấn đề khác không nhắc đến khi 
THTN. 
II.3. Chương III: Phương pháp nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu: 
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu: 
- Các phương pháp: Quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiệm. 
 - Phương pháp tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu 
các hiện tượng sinh học. 
 - Phương pháp hướng dẫn HS tự lực tham gia vào các hoạt 
động học tập. 
 - Tạo điều kiện cho HS bộc lộ khả năng nhận thức, trình bày và 
tự bảo vệ ý kiến của mình khi thảo luận, tranh luận. 
 - Khuyến khích HS thắc mắc, nêu tình huống có vấn đề và 
tham gia giải quyết vấn đề khi quan sát cũng như khi tiến hành thực 
hành, thí nghiệm, làm báo cáo. 
II.3.1.2.Cơ sở đề xuất các giải pháp 
 Qua nghiên cứu tôi muốn nêu lên vấn đề là làm thế nào để 1 tiết 
dạy thực hành đạt hiệu quả cao, giúp HS thoát khỏi những khó khăn 
vướng mắc khi làm thực hành. Ta đã biết mục đích của giáo dục 
không chỉ đơn thuần là giúp HS nắm bắt tri thức mà phải hướng dẫn 
các em cách tiếp thu và vận dụng tri thức như thế nào. 
 Những yêu 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_tot_cac_tiet_thuc_hanh.pdf