Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biêu môn Lịch Sử 8

Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Với quan điểm đó, trong những năm qua đã dấy lên một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường phổ thông nói riêng. Đồng thời nhiều đợt tập huấn, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học đã được tổ chức ở những cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. Từ đó đã có nhiều phương pháp mới đã được giáo viên ứng dụng trong việc dạy học và đã dấy lên một phong trào thi đua dạy học, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong đội ngũ giáo viên ở các trường học. Những hoạt động trên đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian qua.

Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử cũng đã được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học. Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò nhất định riêng. Trong đó phương pháp lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch Sử 8 phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

pdf 16 trang Huy Quân 28/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biêu môn Lịch Sử 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biêu môn Lịch Sử 8

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biêu môn Lịch Sử 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH 
TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH 
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY HIỆU QUẢ KĨ NĂNG 
LẬP NIÊN BIÊU MÔN LỊCH SỬ 8 
 Người thực hiện: Võ Văn Út 
 Chức vụ: Giáo viên 
V ĩnh Th ịnh, ng ày 15 th áng 11 n ăm 2013 
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT HUY HIỆU QUẢ KĨ NĂNG LẬP 
NIÊN BIỂU MÔN LỊCH SỬ 8 
I. Đặc vấn đề: 
1. Lý do chọn đề tài. 
 Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và 
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp 
giảng dạy. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng 
phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng 
giáo dục. 
 Với quan điểm đó, trong những năm qua đã dấy lên một cuộc vận động đổi 
mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường phổ 
thông nói riêng. Đồng thời nhiều đợt tập huấn, hội thảo đổi mới phương pháp dạy 
học đã được tổ chức ở những cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao năng lực sư phạm 
cho giáo viên. Từ đó đã có nhiều phương pháp mới đã được giáo viên ứng dụng 
trong việc dạy học và đã dấy lên một phong trào thi đua dạy học, trao đổi kinh 
nghiệm chuyên môn trong đội ngũ giáo viên ở các trường học. Những hoạt động 
trên đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian qua. 
 Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử 
cũng đã được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phương pháp mới theo hướng phát 
huy tính tích cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong 
dạy học. 
 Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự 
kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều 
có vai trò nhất định riêng. Trong đó phương pháp lập niên biểu trong sách giáo 
khoa Lịch Sử 8 phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp 
dạy học hiện nay. 
 Lập niên biểu không những khái quát nội dung mà còn là một nguồn cung 
cấp kiến thức cho học sinh. Ngoài ra việc lập niên biểu tốt sẽ tạo nên một không 
gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh 
sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát 
triển kĩ năng tổng hợp, trình bày, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ 
cho học sinh... 
 Tuy nhiên, làm thế nào để lập niên biểu tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai 
trò của việc lập niên biểu trong sách giáo khoa Lịch sử 8 thì kĩ năng lập niên biểu 
của giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để 
lập niên biểu phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo 
viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay. 
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch 
sử nói riêng, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề về việc: phát huy hiệu 
quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8 để phát huy tính tích cực của học sinh. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 
Mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài này hướng đến chính là khơi dậy khả năng tư 
duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới 
ở các tiết làm bài tập lịch sử, ôn tập chương, ôn tập học kì, học sinh được khắc sâu 
và ghi nhớ những nội dung của bài học. Từ đó các em có những hiểu biết nhất định 
về thời gian, sự kiện lịch sử của nhân loại, lịch sử của thế giới, lịch sử Việt Nam. 
Từ đó làm cho học sinh thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng của 
dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những danh nhân thế giới nói chung và danh nhân 
Việt Nam nói riêng. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 8 của trường THCS 
Vĩnh Thịnh trong những năm học vừa qua. 
Đề tài này tôi đã, đang và sẽ được áp dụng vào quá trình giảng dạy môn Lịch 
sử ở trường THCS Vĩnh Thịnh với tất cả các khối lớp. 
Biện pháp tuy có thể nói không mới lắm, nhưng với sự chủ động hướng dẫn 
của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn 
trong quá trình học. 
Dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên 
phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học 
sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng yêu 
cầu học sinh phải hệ thống tất cả các kiến thức trong các tiế ôn tập, làm bài tập, 
tổng kết. Nếu học sinh chưa hiểu bài, chưa tổng hợp được sự kiện sẽ làm mất thời 
gian. Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm khi dạy học lịch 
sử. Biết hệ thống, biết khái quát, biết phân tích nội dung của sự kiện và phải biết 
hướng dẫn học sinh nắm được những nội dung của bài học thông qua lập niên biểu 
trong các tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết chương. Từ đó biết khái quát, tổng hợp, 
nội dung bài học. 
II. NỘI DUNG: 
1. Thực trạng: 
 Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to 
lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh 
không thích học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Nhiều em 
cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm 
chán. Thiếu hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con 
người Việt Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc trên thế giới. 
 Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng có 
nhiều nguyên nhân. Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và 
học Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra 
tình trạng quá tải cho học sinh. 
 Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan sát sự kiện, 
nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng trong dạy học 
bộ môn. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện thực quá khứ 
được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. 
 Việc phát huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn lịch sử 8, là một biện pháp 
quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một 
cách đầy đủ. 
 Nhiều giáo viên còn ngại lập niên biểu do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử 
dụng thì chỉ mạng tính chất tổng hợp cho bài giảng nên chưa phát huy được hết 
hiệu quả của nó. 
 Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, 
bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự 
nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc phát 
huy hiệu quả kĩ năng lập niên biểu môn Lịch sử 8. 
2. Thuận lợi và khó khăn: 
* Thuận lợi: 
 Từ năm học 2012-2013 phòng Giáo dục huyện Hòa Bình đã thành lập các 
cụm chuyên môn để tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội trao đổi phương pháp 
giảng dạy, học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác chuyên môn giữa các 
giáo viên cùng bộ môn trong toàn huyện. 
 Đại đa số giáo viên đều tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên 
quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch 
sử...Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy 
tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp 
trực quan, phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp 
thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, 
miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử.... 
Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà 
giáo viên đặt ra, các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, khi học các em luôn chú ý để 
nắm chắc bài hơn. Và đặc biệt nhiều em thích được lên bảng trình tổng hợp, khái 
quát sự kiện để hiểu được nội dung bài học. 
 Đa số học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội 
dung của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc tổng hợp nội dung nên đã 
đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua củng cố bài và các 
tiết làm bài tập, ôn tập, tổng kết. 
Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ 
bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo khoa. 
Các em đã mạnh dạn hăng hái xung phong lên bảng và sẵn sàng ghi nhớ các sự 
kiện, nhân vật, trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình. 
 * Khó khăn: 
Ở trường THCS Vĩnh Thịnh một số học sinh còn lười học và chưa có sự say 
mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch 
sử...còn yếu. Nhiều em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc 
nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự việc mà không lí giải 
được vì sao nó lại diễn ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì. Bởi vậy, bản thân 
các em nên có một phương pháp học tích cực để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng 
của giáo viên. 
Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp 
dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh 
tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức. Do đó nhiều 
học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả 
lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn ... 
 Một số tiết học giáo viên chỉ huy động một số học sinh khá, giỏi trình bày kĩ 
năng lập niên biểu mà chưa giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên đối 
tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này 
làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn 
học. 
Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó 
chưa gây được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ 
môn, cho nên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất 
lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh 
yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của của bộ môn, bản thân tôi đã thấy 
được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực mà cụ thể là: 
Tăng cường ứng dụng 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_hieu_qua_ki_nang_lap_nien_bie.pdf