Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao giáo dục hướng nghiệp ở bộ môn Công nghệ
Để góp phần cải thiện hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường và xu thế giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp thì bộ môn Công Nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Và để khắc phục các khó khăn, hạn chế của việc giảng dạy bộ môn Công Nghệ ở trường phổ thông hiện nay; tình trạng học sinh học lệch, có thói quen xem nhẹ các môn học được xem là môn phụ như: Công dân, Thể dục, Quốc phòng đặc biệt là môn Công Nghệ. Môn Công Nghệ hiện nay thực sự rất hữu ích đối với học sinh trong việc lựa chọn, phát huy những năng khiếu, sở thích của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai mà học sinh chưa nhận ra.
Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã suy nghĩ và đã vận dụng để lồng ghép việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở bộ môn Công Nghệ. Từ đó, nó góp phần tạo cho học sinh một sự hứng thú, một sự mới lạ đối với bộ môn Công Nghệ; học sinh thấy được vai trò, tầm quan trọng của bộ môn. Đề tài “ Nâng cao giáo dục hướng nghiệp ở bộ môn Công Nghệ” phần nào sẽ làm sáng tỏ các quan điểm nêu trên và giải quyết các khó khăn gặp phải khi giảng dạy bộ môn Công Nghệ ở trường phổ thông hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao giáo dục hướng nghiệp ở bộ môn Công nghệ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở BỘ MÔN CÔNG NGHỆ 1. Lý do chọn đề tài Để góp phần cải thiện hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường và xu thế giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp thì bộ môn Công Nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Và để khắc phục các khó khăn, hạn chế của việc giảng dạy bộ môn Công Nghệ ở trường phổ thông hiện nay; tình trạng học sinh học lệch, có thói quen xem nhẹ các môn học được xem là môn phụ như: Công dân, Thể dục, Quốc phòngđặc biệt là môn Công Nghệ. Môn Công Nghệ hiện nay thực sự rất hữu ích đối với học sinh trong việc lựa chọn, phát huy những năng khiếu, sở thích của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai mà học sinh chưa nhận ra. Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã suy nghĩ và đã vận dụng để lồng ghép việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở bộ môn Công Nghệ. Từ đó, nó góp phần tạo cho học sinh một sự hứng thú, một sự mới lạ đối với bộ môn Công Nghệ; học sinh thấy được vai trò, tầm quan trọng của bộ môn. Đề tài “ Nâng cao giáo dục hướng nghiệp ở bộ môn Công Nghệ” phần nào sẽ làm sáng tỏ các quan điểm nêu trên và giải quyết các khó khăn gặp phải khi giảng dạy bộ môn Công Nghệ ở trường phổ thông hiện nay. 2. Giải quyết vấn đề 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai hết sức quan trọng. Đặc biệt là các em học sinh chưa có cách nhìn đúng đắn về nghề nghiệp. Đôi khi giáo viên làm công tác hướng nghiệp hay giáo viên giảng dạy bộ môn lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cũng phải ngỡ ngàng và suy nghĩ: - Hướng nghiệp là gì? - Tại sao phải hướng nghiệp? Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân ( học sinh ) chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ( thị trường lao động ) ở cấp độ địa phương và quốc gia . Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình. Tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ “ hướng nghiệp” nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp, quản lý nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp,Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp. Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội. Công cụ cần thiết cho công tác tư vấn hướng nghiệp là nắm được bản đồ mô tả nghề hay còn gọi là bản họa đồ nghề. Thực chất, đó là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần tránh khi lao động trong nghề. Bản mô tả nghề thường có các điểm sau: - Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề. Cùng với việc trình bày này, người ta còn giới thiệu qua lịch sử phát triển của nghề - Nội dung và tính chất lao động của nghề: miêu tả việc tổ chức lao động, những sản phẩm làm ra, những phương pháp lao động, những phương tiện kỹ thuật dùng trong sản xuất, những phần việc lao động chân tay và lao động trí óc nơi sản xuất - Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề: + Có văn bằng tốt nghiệp THCS trước khi học nghề + Những môn học nghề đòi hỏi trình độ khá trở lên + Những trình độ đào tạo khác nhau trong nghề + Những kỹ năng, kỹ xảo học tập và lao động phải có ngay những ngày đầu tham gia lao động nghề nghiệp, những kỹ năng kỹ xảo sử dụng công cụ lao động hàng ngày. - Những chống chỉ định y học: những đặc điểm tâm lý và sinh lý không đảm bảo cho việc học nghề và hành nghề; những bệnh, tật mà nghề không chấp nhận. - Những điều kiện bảo đảm cho người người lao động làm việc trong nghề. + Tiền lương tối thiểu và thang lương trong nghề. + Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm ca kíp, làm việc ngoài giờ. + Chế độ bôi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, sự tiến bộ trong nghề nghiệp. + Những phúc lợi mà người lao động được hưởng. - Những nơi có thể theo học nghề + Những trường đào tạo công nhân cho nghề. + Những trường trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực nghề. + Những trường đại học có đào tạo kỹ sư, cử nhân cho nghề (Ghi rõ địa điểm trường, các khoa đào tạo của trường, thời gian đào tạo trong trường, những chế độ học tập, học bổng và học phí) - Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề: tên một số cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp; địa chỉ của các cơ sở đó 2.2 Thực trạng của vấn đề Hiện nay, chúng ta đều đặt ra vấn đề là phải học, học để có nghề nghiệp, có thu nhập để ổn định cuộc sống. Ai cũng biết thế! Nhưng khi đặt vấn đề trên lớp ( kể cả lớp 10,11,12): Sau khi học xong THPT các em sẽ chọn ngành nghề nào? Kết quả: + 54,1% học sinh trả lời chưa biết nữa. + 24,3% có định hướng từ phía cha mẹ. + 21,6% trả lời chưa nghiêm túc - chọn một số ngành vì thấy người ta rất dễ kiếm tiền từ ngành đó. Nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh còn quá mơ hồ. Tại sao? Nhận thức về mục tiêu, vai trò của công tác giáo dục hướng nghiệp chưa rõ, chưa đúng tầm. Hầu hết các trường THPT hiện nay, mối quan tâm hàng đầu là làm thế nào để học sinh học khá giỏi, chăm ngoan và đỗ tốt nghiệp ngày càng cao, còn chuyện sau tốt nghiệp các em làm gì, học gì chưa được chú ý nhiều. Nhận thức của phụ huynh và học sinh về việc chọn nghề còn rất phiếm diện, tâm lý chọn nghề của học sinh mang tính mang rủi, thiếu thông tin, chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề ở bậc đại học, chọn nghề theo “nhãn” theo “mác”, chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền, mà quên mất một điều: không biết có phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện bản thân hay không. Hiện nay, học sinh thường hướng vào các ngành như: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin, y khoa, kinh tế, công nghệ sinh học, luật Trong khi đó, nhiều lĩnh vực quan trọng khác phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nhưng các trường lại thiếu sinh viên vì thí sinh quá thời ơ. Một vấn đề không kém phần quan trọng trọng việc hướng nghiệp cho học sinh là giáo viên phụ trách môn Công Nghệ và học sinh chưa khai thác hết ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn Công Nghệ hiện nay. Đây là một khó khăn chung, một thực tế mà giáo viên và học sinh đều nhận thấy. - Về phía giáo viên: phần lớn các giáo viên dạy môn Công Nghệ hiện nay là dạy chéo môn. Do đó, một phần nào kiến thức chuyên môn còn hạn chế, sự đam mê, thích thú với bộ môn chưa cao. Giáo viên cảm thấy học sinh không thích thú với bộ môn của mình nên giáo viên chỉ dạy hết nội dung bộ môn mà thôi. Bộ môn Công Nghệ đòi hỏi giáo viên cần phải có thời gian tìm tòi, nghiên cứu thêm các lĩnh vực có liên quan. Ngoài các kiến thức liên quan đến các bộ môn khác, bộ môn Công Nghệ còn yêu cầu giáo viên cần có các kiến thức thực tế, có những hiểu biết về những ứng dụng rất cụ thể và gần gũi với các em. Từ đó, giáo viên mới có thể gây hứng thú học tập cho học sinh ở bộ môn Công Nghệ. Ngoài ra, ở mỗi phần nội dung của sách giáo khoa đều có đều có các ngành, các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan giáo viên có thể hướng nghiệp thì học sinh càng thích thú hơn. - Về phía học sinh: học sinh luôn xem môn Công Nghệ là một trong số các môn phụ, các em chỉ đầu tư vào các môn mà các em sẽ đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng mà thôi. Các em cho rằng các môn phụ này chỉ cần 5.0 là được rồi đầu tư nhiều mất thời gian mà chẳng thấy có tác dụng gì cả. Nhiều lúc, các em học các môn này một cách qua loa cho có lệ, học hình thức. Các em cứ nghĩ trả bài rồi thì không cần học nữa, giáo viên sẽ không kiểm tra nữa đâu, không yêu cầu học sinh nhiều lắm, 2.3 Giải quyết vấn đề Hiện nay, bộ môn Công Nghệ 10-11-12 rất hữu ích đối với học sinh. Nếu giáo dạy chỉ đơn thuần với nội dung sách giáo khoa thì sẽ không bao giờ gây được hứng thú học tập cho học sinh được mà giáo viên cần phải liên hệ các vấn đề thực tế; nêu một số ứng dụng , ngành nghề có liên quan để gây sự hứng thú, tìm tòi thêm cho học sinh nhằm phát huy các năng khiếu, sở thích của học sinh. Nếu giáo viên có thể vận dụng tốt thì kết quả rất đáng kể. Cụ thể: Ở chương I - Công Nghệ 10, bất cứ bài nào giáo viên cũng có thể lồng ghép giáo dục nghề nghiệp được chứ không phải học xong chương đó. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể hướng nghiệp cho học sinh một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Vốn địa phương Trà Vinh chủ yếu là phát triển nông nghiệp nhưng nhiều học sinh lại quá xa lạ với nghề nông. Ở đây không nhất thiết là giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách làm ruộng như thế nào mà là phân tích, định hướng cho học sinh làm như thế nào để phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả nhất. Chúng ta cần phải áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật, các biện pháp canh tác hợp lí, công tác sản xuất giống cây trồngMột số ngành nghề liên quan như: Công Nghệ Giống Cây, Hoa Viên Cây Cảnh, Khoa Học Đất, Nông Học, Nông Nghiệp Sạch, Quản Lí Đất Đai,Giáo viên có thể liên hệ ngay ở bài 2 - Khảo Nghiệm Giống Cây Trồng ( Công Nghệ 10), bài 6 - Ứng Dụng Công Nghệ Nuôi Cấy Mô Tế Bào Trong Công Tác Nhân Giống Cây Trồng Nông, Lâm Nghiệp ( Công Nghệ 10 ) hay bài 7, bài 10, bài 12Giáo viên có thể liên hệ nơi làm việc ngay tại địa phương, tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này ở địa phương; điều kiệ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_giao_duc_huong_nghiep_o_bo_mo.pdf