Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Lạng Giang số 1 hiện nay
1.1 Đạo đức- Chức năng của đạo đức
1.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên.
1.1.2. Chức năng đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau:
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chức năng phản ánh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Lạng Giang số 1 hiện nay
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1 -----a&b----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Thi GVDG cấp Tỉnh chu kì 2011 – 2015) Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Lạng Giang số 1 hiện nay Giáo viên : Lê Mạnh Hùng Dạy môn : Giáo dục công dân Trường : THPT Lạng Giang số 1 Bắc Giang - 2014 MỤC LỤC Trang A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. Phần nội dung Chương I . Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1. Đạo đức- chức năng đạo đức 1.2. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 1.3. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Chương II . Thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của Trường THPT Lạng Giang số 1 2.1. Tình hình chung 2.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong những năm học vừa qua Chương III. Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của Trường THPT hjhjh Lạng Giang số 1 trong giai đoạn hiện nay 3.1. Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục cho học sinh 3.2.Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD ở Trường THPT Lạng Giang số 1. 3.3. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh C. Phần kết luận Tài liệu tham khảo 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 5 10 10 12 18 18 20 24 28 A. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Về mặt lý luận ‘Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt nguồn từ người giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định chính là thầy cô giáo và cán bộ quản lí giáo dục.’ ( Khuyến cáo của Unesco về giáo dục) Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ( Điều 23 - Luật giáo dục) Về mặt thực tiễn Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị kích động, lôi cuốn vào những việc xấu, tệ nạn xã hội. Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học, tổ chức ăn chơi, đua đòi, đáng được báo động. Một số giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, ít chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Về cá nhân Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác và giảng dạy học sinh ở trường THPT, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy môn GDCD. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Lạng Giang số 1 hiện nay’’ làm sáng kiến kinh nghiệm. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT, thông qua đó đề ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Lạng Giang số 1, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh. Phương pháp quan sát Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT Lạng Giang số 1 trong những năm học vừa qua. Đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . Đạo đức- Chức năng của đạo đức Khái niệm đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên. Chức năng đạo đức Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: Chức năng giáo dục. Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. Chức năng phản ánh. . Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 1.2.1. Vị trí - ý nghĩa “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ” ( Hồ Chí Minh) Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong nhà trường THPT, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT thì: Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong đó vai trò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất. Vai trò của cấu trúc và nội dung chương trình môn Giáo dục công dân cũng góp phần không nhỏ đối với công tác này. 1.2.2. Đặc điểm Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm Tâm-Sinh-Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp. Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp, còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường. Đối với học sinh THPT, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em . Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. . Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục đạo đức nói chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà trường phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được quy định. Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi cá nhân được thực hiện. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức. Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này. Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhau của con người. Những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh .Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phương và của cả nước, đưa những thực tiễn đó vào những giờ lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh. Giáo dục theo nguyên tắc tập thể Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục; Giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể. Trong một tập thể lớp, tập thể chi đội có tổ chức tốt, có sự đoàn kết nhất trí thì sức mạnh của dư luận tích cực sẽ góp phần rất lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người bao giờ cũng do giáo d ... à cập nhật kiến thức phục vụ giảng dạy bộ môn GDCD. Thường xuyên tổ chức thao giảng, hội giảng nhằm đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy môn GDCD về phương pháp dạy, kết quả tiếp thu của học sinh. 3.2.3.2. Đối với giáo viên dạy môn GDCD Phải tự rèn luyện bản thân để có những phẩm chất và năng lực của người giáo viên, có trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy tốt. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Nghiên cứu nắm vững các văn bản quy định về chương trình giảng dạy môn GDCD, chế độ cho điểm đánh giá chất lượng bộ môn. Trong điều kiện hiện nay, giáo viên dạy môn giáo dục công dân cần tích cực sưu tầm, sáng tạo đồ dùng dạy học tự làm, cải tiến đồ dùng dạy học hiện có để gây hứng thú cho học sinh khi học trên lớp. Khảo sát chất lượng học sinh của lớp được phân công giảng dạy theo định kỳ hàng tháng, học kỳ và cả năm để đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm của ban giám hiệu, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Khi dạy trên lớp giáo viên dạy môn GDCD cần thường xuyên quan sát hành động và thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh để đưa ra những kết luận đúng đắn về tình hình lớp giúp ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm nắm để có biện pháp kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra. Trong kiểm tra ngoài việc cho đề kiểm tra giống như các môn khác giáo viên dạy GDCD cần thiết kế thêm các bài tập tình huống, lập kế hoạch, viết báo cáo 3.3. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Ý nghĩa GVCN có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, vì GVCN là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa Ban giám hiệu với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường. Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay. 3.3.2. Nội dung 3.3.2.1. Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học sinh là góp phần cho công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao Đầu năm học GVCN phải có những thông tin khái quát về gia đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình láng giềng. Việc tìm hiểu này sẽ giúp GVCN kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Đầu năm học GVCN phải nắm được đặc điểm học sinh về: sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học sinh với cha mẹ, Ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và ngoài xã hội, cộng đồng. Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng GVCN phải thấy được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. GVCN phải tìm hiểu cơ cấu, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt động, mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đoàn kết của lớp mình chủ nhiệm. 3.3.2.2. Nắm vững đường lối quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, mục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của học kỳ, năm học Để vận dụng tốt vào công tác chủ nhiệm của mình, GVCN phải nắm vững mục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của học kỳ, năm học. Để cho học sinh thực hiện chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp trong phong trào chung, GVCN phải nắm vững kế hoạch, nội dung và cách thực hiện của trườnmg trong tuần, tháng học kỳ và cả năm học. Phải nắm vững tri thức lý luận giáo dục, có nghệ thuật sư phạm, xây dựng và phối hợp tốt các mối quan hệ trong nhà trường và địa phương. 3.3.2.3. Tìm hiểu tiềm năng của cộng đồng, địa phương, xã hội, theo dõi thời sự trong nước và quốc tế để vận dụng những hiểu biết đó vào công tác chủ nhiệm Để liên kết và phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường, đại diện là GVCN với địa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. GVCN cần phải nắm được tình hình thời sự, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội để bổ sung kiến thực của mình thêm phong phú. 3.3.2.4. Cộng tác chặt chẽ với cha mẹ HS, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, đoàn TNCS HCM, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. 3.3.2.5. Xây dựng những truyền thống tốt đẹp của lớp Các hoạt động của lớp sẽ trở thành truyền thống nếu nó được lặp đi lặp lại và trở thành thói quen. Phải trân trọng truyền thống sẵn có của lớp, tiếp tục xây dựng truyền thống mới cho lớp trong điền kiện cụ thể. 3.3.2.6. Tích cực tham gia vào công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh với tư cách là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh. 3.3.3. Cách làm 3.3.3.1. Đối Hiệu trưởng Cần thực hiện tốt việc phân công giáo viên chủ nhiệm, lựa chọn những người có phẩm chất và năng lực tốt. Tạo mọi điền kiện, đôn đốc, giúp đỡ GVCN làm tốt những nhiệm vụ, quyền lợi của GVCN quy định tại điều 31- 32 điều lệ trường trung học . Có kế hoạch cụ thể về công tác chủ nhiệm, có chỉ tiêu rèn luyện phấn đấu phù hợp với thực trạng của trường. Thường xuyên thu nhận thông tin về tình hình diễn biến đạo đức của học sinh do GVCN cung cấp, có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra. Thường xuyên kiểm tra sổ sách của giáo viên chủ nhiệm, dự các tiết sinh hoạt lớp của GVCN. Tham mưu với UBND xã giải quyết các vấn đề an ninh trật tự có liên quan đến học sinh của trường. Khen thưởng và xử lý kịp thời đúng người, đúng trường hợp. Đối với GVCN Nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh : (học bạ, hoàn cảnh gia đình.) Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của học sinh. Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm bắt kịp thời về tình hình của lớp. Trao đổi với Ban giám hiệu, Cán bộ Đoàn, Cha mẹ học sinh để có thêm những thông tin về đối tượng mà GVCN cần tìm hiểu. Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp thời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh. Một năm học GVCN đến nhà mỗi học sinh ít nhất một lần để nắm thông tin, thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ. Đối với học sinh cá biệt cần phải thường xuyên liên lạc với gia đình của học sinh. Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy định, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả. Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với cha mẹ học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả. GVCN phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trao dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Đối với GVBM, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường Tích cực hỗ trợ GVCN trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, phản ánh kịp thời với GVCN về tình hình học sinh của lớp. Tham gia đóng góp ý kiến trong việc đánh giá xếp loại Hạnh kiểm, xét kỷ luật học sinh. C. PHẦN KẾT LUẬN Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường THPT có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục đạo đức cho học sinh đã giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức. Những vấn đề cơ bản về giáo dục đạo đức cho học cũng đã được thể hiện qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học các môn học trong và ngoài nhà trường, cụ thể là môn Giáo dục công dân. Con đường hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là một trường THPT nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các biện pháp đưa ra chưa có tính khả thi phổ biến, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta thấy được thực trạng của đạo đức học sinh hiện nay, giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Quyết định số 07/2007 BGD&ĐT ngày 02/04/2007 v/v ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học, Hà Nội. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, ban hành theo quyết định số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28/2/2001, Hà Nội. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên (2003), "Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đoàn Nam Đàn(2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phạm Minh Hạc(2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trần Hậu Kiêm (1997), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phạm Văn Khánh (2010), Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Vũ Khiêu (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, truyền thống dân tộc và nhân loại, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Long (2006), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1993), Về đạo đức, Nxb Sự thật, Hà Nội. Phạm Khắc Phương, Nguyễn Thị Yến Phương đồng chủ biên (2009), Đạo đức học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao_duc_c.doc