Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả tiết luyện tập Hình học Lớp 7

Trong môn Toán sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của thầy và

hoạt động học tập của học sinh có thể được thực hiện bằng cách quán triệt

quan điểm hoạt động dạy học toán trong hành động và bằng hành động. Dạy

học toán theo phương pháp đổi mới phải làm cho học sinh chủ động nghĩ

nhiều hơn, làm nhiều hơn, tham gia nhiều hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri

thức toán học. Thực chất là quá trình tái tạo khái niệm, tính chất, định lí, quy

tắc gần giống với quá trình hình thành chính những kiến thức ấy trong lịch sử.

Đặc điểm của môn toán là người học toán phải nắm chắc và hiểu rõ lí

thuyết thì mới vận dụng được để giải bài tập và có giải nhiều bài tập thì mới

khắc sâu và nhớ kĩ lí thuyết. Do vậy, việc dạy học sinh giải bài tập toán trong

các tiết luyện tập là rất quan trọng.

Trong tiết luyện tập toán học sinh được thực hành vận dụng những kiến

thức đã học vào việc giải quyết các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng

rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng suy luận lô gíc, qua đó phát triển tư duy

sáng tạo cho học sinh. Trong thực tế, tiết luyện tập toán không chỉ giải quyết

các bài toán mà học sinh đã làm ở nhà hay như những bài toán thầy giáo đã

cho trên lớp, mà người thầy phải xác định trong tiết luyện tập vai trò của thầy

và nhiệm vụ của trò là như thế nào? Đó là “Thầy luyện, trò tập làm”. Với tiết

luyện tập, thầy giáo được tự do trong việc lựa chọn nội dung dạy học hơn so

với tiết lí thuyết - Thầy có thể xác định được trọng tâm của bài sao cho cũng

cố được lí thuyết đã học và vận dụng giải bài tập tốt đáp ứng mục đích, yêu

cầu của bài. Trong tiết luyện tập thầy giáo có thể cho học sinh xác định yêu

cầu của bài để tìm phương pháp giải cho phù hợp, thầy chỉ là người hổ trợ, bổ

sung để trò tìm ra hướng đi đúng đắn nhất.

pdf 28 trang Huy Quân 29/03/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả tiết luyện tập Hình học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả tiết luyện tập Hình học Lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả tiết luyện tập Hình học Lớp 7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY 
CÓ HIỆU QUẢ TIẾT LUYỆN TẬP 
HÌNH HỌC LỚP 7 
Phần 1: Phần mở đầu. 
 Trong môn Toán sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của thầy và 
hoạt động học tập của học sinh có thể được thực hiện bằng cách quán triệt 
quan điểm hoạt động dạy học toán trong hành động và bằng hành động. Dạy 
học toán theo phương pháp đổi mới phải làm cho học sinh chủ động nghĩ 
nhiều hơn, làm nhiều hơn, tham gia nhiều hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri 
thức toán học. Thực chất là quá trình tái tạo khái niệm, tính chất, định lí, quy 
tắc gần giống với quá trình hình thành chính những kiến thức ấy trong lịch sử. 
 Đặc điểm của môn toán là người học toán phải nắm chắc và hiểu rõ lí 
thuyết thì mới vận dụng được để giải bài tập và có giải nhiều bài tập thì mới 
khắc sâu và nhớ kĩ lí thuyết. Do vậy, việc dạy học sinh giải bài tập toán trong 
các tiết luyện tập là rất quan trọng. 
 Trong tiết luyện tập toán học sinh được thực hành vận dụng những kiến 
thức đã học vào việc giải quyết các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng 
rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng suy luận lô gíc, qua đó phát triển tư duy 
sáng tạo cho học sinh. Trong thực tế, tiết luyện tập toán không chỉ giải quyết 
các bài toán mà học sinh đã làm ở nhà hay như những bài toán thầy giáo đã 
cho trên lớp, mà người thầy phải xác định trong tiết luyện tập vai trò của thầy 
và nhiệm vụ của trò là như thế nào? Đó là “Thầy luyện, trò tập làm”. Với tiết 
luyện tập, thầy giáo được tự do trong việc lựa chọn nội dung dạy học hơn so 
với tiết lí thuyết - Thầy có thể xác định được trọng tâm của bài sao cho cũng 
cố được lí thuyết đã học và vận dụng giải bài tập tốt đáp ứng mục đích, yêu 
cầu của bài. Trong tiết luyện tập thầy giáo có thể cho học sinh xác định yêu 
cầu của bài để tìm phương pháp giải cho phù hợp, thầy chỉ là người hổ trợ, bổ 
sung để trò tìm ra hướng đi đúng đắn nhất. 
 Trong phân môn Hình học ở Trung học cơ sở, mọi vấn đề như: Chứng 
minh các cạnh bằng nhau, chứng minh các góc bằng nhau, chứng minh tam 
giác đặc biệt, chứng minh tứ giác đặc biệt, chứng minh tam giác đồng dạng, ... 
đều xuất phát từ những vấn đề trọng tâm của Hình học 7, đó là: hai đường 
 thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, hai tam giác bằng nhau, các 
đường đồng quy trong tam giác, ... Chính vì vậy, làm thế nào để giúp các em 
học tốt phân môn hình học nói chung và chương trình hình học lớp 7 nói riêng 
là điều trăn trở, suy nghĩ của bản thân tôi cũng như các giáo viên dạy toán. 
 Xuất phát từ những nhận thức trên bản thân đã và đang giảng dạy môn 
Toán lớp 7, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm giảng dạy có hiệu 
quả tiết luyện tập hình học lớp 7” góp phần nâng cao chất lượng dạy và học 
bộ môn. 
Phần 2: nội dung 
I. Cơ sở lí luận: 
 Toán học có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và đối với 
các ngành khoa học khác. Một nhà tư tưởng Anh RBê-cơn đã nói: “Ai không 
hiểu biết toán học thì không thể biết bất cứ một môn khoa học nào khác và 
cũng không thể phát hiện ra sự dốt nát của bản thân mình”. Trong nhà trường 
phổ thông các kiến thức và phương pháp toán học là công cụ thiết yếu giúp 
học sinh học tốt các môn khoa học khác, giúp học sinh hoạt động có hiệu quả 
trong mọi lĩnh vực. Phần nữa môn Toán cũng là một trong những môn học để 
xét tốt nghiệp và thi vào đầu cấp. Thế nhưng hiện nay việc học toán của các 
em còn rất nhiều hạn chế đặc biệt là hình học các em còn yếu về kĩ năng vẽ 
hình, dựng hình cũng như sự tư duy phán đoán. Mà ở tiết luyện tập học sinh 
có thể cũng cố, đào sâu, hệ thống hoá kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng như 
vận dụng những kiến thức đã học vào những vấn đề cụ thể. 
 Về măt lí thuyết, luyện tập là lặp đi lặp lại những hành động nhất định 
nhằm hình thành và cũng cố những kĩ năng , kĩ xảo cần thiết được thực hiện 
một cách có tổ chức, có kế hoạch. Vì thế qua các tiết luyện tập học sinh được 
nâng cao tính độc lập sáng tạo, hiểu bài sâu hơn, chắc hơn, năng lực tư duy và 
phẩm chất trí tuệ phát triển tốt hơn. Các bài tập toán trong tiết luyện tập cũng 
có thể là một định lí giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết của mình. Luyện tập 
 toán còn có tác dụng hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, hứng thú 
học tập và niềm tin, hình thành phẩm chất người lao động mới. Qua việc giải 
bài tập toán mà đánh giá được mức độ, kết quả dạy của giáo viên, kết quả học 
của học sinh. 
 Dựa vào tâm lí lứa tuổi học sinh, các em ở lứa tuổi đang “tập làm người 
lớn” nên rất tích cực tham gia vào các hình thức học tập sáng tạo, độc lập. Đó 
là tiền đề cho sự tự giác, tự khám phá, phát hiện và giải quyết vấn đề dưới sự 
tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. 
 Hình học là môn học có tính trừu tượng cao, hệ thống kiến thức rộng, các 
kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Môn hình học có rất nhiều ứng 
dụng trong thực tế, việc học tốt môn hình học sẽ giúp hình thành ở học sinh 
tính cẩn thận, phán đoán chính xác, suy luận logíc. 
 Một tiết luyện tập toán cần đạt được 3 yêu cầu chủ yếu đó là: 
 - Tiết luyện tập giúp học sinh hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độ phổ 
thông cho phép đối với phần lý thuyết của những tiết học trước thông qua hệ 
thống các bài tập (bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và các bài tập tự 
chọn của giáo viên) sao cho hợp lý theo kế hoạch dạy học. 
 - Tiết luyện tập rèn luyện cho học sinh kỹ năng, nguyên tắc giải toán dựa 
trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học và phù hợp với trình độ tiếp thu của đại 
đa số học sinh trong lớp thông qua hệ thống các bài tập đã được giáo viên lựa 
chọn. Đây thực chất là sự vận dụng lý thuyết để giải các bài tập nhằm hình 
thành các kỹ năng cần thiết cho học sinh. 
 - Thông qua việc giải các bài tập rèn luyện cho các em nề nếp làm việc khoa 
học, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện các thao tác tư duy 
cần thiết. 
 II. Cơ sở thực tiễn: 
 Hai năm học trước (năm học 2006 – 2007, 2007-2008) tôi trực tiếp 
giảng dạy môn Toán 7, Toán 8 tại trường THCS Phú Thuỷ và đến năm học 
2008 – 2009 tôi được phân công giảng dạy bộ môn Toán 7, Toán 9 tại trường 
THCS Sơn Thuỷ. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: 
 * Đối với học sinh: 
 - Việc học môn hình học của học sinh là rất khó khăn, các em không biết 
phải bắt đầu từ đâu để chứng minh một bài toán hình, trong quá trình chứng 
minh nên vận dụng những kiến thức nào và trình bày lời giải như thế nào cho 
phù hợp, đúng trình tự... Chính những khó khăn đó đã ảnh hưởng không nhỏ 
đến chất lượng môn toán nói chung và bộ môn hình nói riêng, các em không 
thích học bộ môn hình học nên lơ là trong việc học cũng như chuẩn bị bài. 
 - Một số em còn coi nhẹ tiết luyện tập, trong giờ học chỉ chờ bài giải mẫu 
để chép, ít chịu suy nghĩ, tìm tòi lời giải. Một số em quan điểm rằng tiết luyện 
tập chẳng có gì phải học, chẳng qua chỉ là tiết chữa bài tập. Chính vì quan 
điểm đó mà học sinh chưa thực sự chú ý vào tiết học. 
 - Với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin các điểm Internet mọc 
lên như nấm đó cuốn hỳt cỏc em học sinh vào những trũ chơi giải trí dẫn đến 
việc chán nản lơ là việc học hành. 
- Một bộ phận không nhỏ học sinh lười học bài cũ dẫn đến hổng kiến 
thức cơ bản, có chăng cũng chỉ học qua loa hời hợt. 
 - Một số em do sự phát triển tâm sinh lý không bình thường nên khó tập 
trung trong học tập, tiếp thu bài chậm, thường nhút nhát, một số em khác do 
quá hiếu động, nghịch ngơm, khó bảo, hành động theo bản năng, thiếu suy 
nghĩ nên dẫn đến kết quả học tập môn toán nói chung và hình học nói riêng 
còn thấp. 
 - Một bộ phận gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ít quan tâm đến 
việc học tập của con em, không mua đủ dụng cụ học tập cho học sinh như 
compa, êke, thước thẳng, thước đo độ...nên các tiết luyện tập hình học các em 
ngồi chơi hoặc làm việc riêng dẫn đến không nắm được bài. 
 * Đối với giáo viên: 
 Trong quá trình giảng dạy cũng gặp một số khó khăn như bài tập toán 
hình đa dạng, phong phú, nếu không có thời gian nghiên cứu và phương pháp 
lựa chọn thích hợp thì dể bị phiến diện, chọn bài tập dễ quá hoặc khó quá, 
không đủ thời gian làm dễ gây cho học sinh tâm lí “sợ toán hình” hoặc chán 
 nản. Từ đó chỉ chú ý vào thủ thuật giải mà quên rèn luyện phương thức tư 
duy. 
 Trước đây tôi cũng như nhiều giáo viên dạy toán khác nghĩ tiết luyện tập 
chẳng qua chỉ là tiết chữa bài tập nờn khi dạy tiết luyện tập cố gắng chữa càng 
nhiều bài tập càng tốt, khụng cần chỳ ý đến các dạng toán và cũng không cần 
chuẩn bị bảng phụ, đèn chiếu vỡ hầu như hỡnh vẽ và đề bài tập đều có sẵn 
trong sách giáo khoa. Giáo viên cũng không quan tâm học sinh nắm được gỡ, 
rốn luyện được kỹ năng nào? Dạy theo phương pháp thầy giảng trũ chộp là 
chớnh. Vì vậy chất lượng môn toán qua kiểm tra khảo sát thấp... 
 * Kết quả khảo sát chất lượng: 
 Kết quả kiểm tra chương I hình học 7 ở lớp 7A trường THCS Phú Thuỷ 
năm học 2007- 2008 như sau: 
Tổng 
số HS 
Điểm 0 - 2 Điểm < 2 - < 5 Điểm TB  Điểm K + G 
SL % SL % SL % SL % 
45 5 11,1 16 35,6 24 53,3 8 17,8 
 Kết quả trên cho thấy, có đến 46,7 % học sinh điểm yếu kém so với chỉ 
tiêu chất lượng đầu năm xây dựng, tỷ lệ học sinh yếu kém cao, học sinh trung 
bình trở lên và học sinh khá, giỏi còn thấp. Chính vì vậy, bản thân tôi đã trăn 
trở, suy nghĩ tìm ra phương pháp dạy học phù hợp hơn để nâng cao chất 
lượng dạy học bộ môn. Tôi đã thử áp dụng một số biện pháp để tiết luyện tập 
Hình học 7 đạt hiệu quả, đó là: 
 + Yêu cầu học sinh nắm chắc phần kiến thức. 
 + Trong tiết luyện tập chọn giải tại lớp một số bài tập cần thiết. 
 + Mỗi bài tập thường thực hiện qua 4 bước: Tìm hiểu đề bài, tìm tòi lời 
giải, trình bày lời giải, nghiên cứu thêm về lời giải. 
 + Ra thêm một số bài tập ở ngoài. 
 Nhờ đó chất lượng kiểm tra cuối năm đạt cao hơn. 
 Đầu năm học 2008 - 2009, sau khi dạy tiết luyện tập về hai đường thẳng 
song song tôi cho học sinh lớp 7A trường THCS Sơn Thuỷ kiểm tra bài 15 
phút. Đề bài là một bài tập vận dụng dấu hiệu 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giang_day_co_hieu_q.pdf