Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh Lớp 10A9

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn giáo viên, Hội cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục học sinh trong lớp phụ trách.

Vậy mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi gìơ học, rút dép đánh học trò trong lớp, cho cán bộ lớp dùng roi đánh bạn học hàng giờ, bắt học trò liếm ghế, bắt học sinh đi bằng đầu gối 100 vòng quanh lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm v.v. Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v.

pdf 30 trang Huy Quân 28/03/2025 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh Lớp 10A9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh Lớp 10A9

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh Lớp 10A9
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI 
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO 
ĐỨC HỌC SINH LỚP 10A9 
Họ và tên: Nguyễn Thị Điệp 
Sinh ngày: 10/5/1977 
Năm vào ngành: 2002 
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Ba Vì 
Trình độ chuyên môn: Cử Nhân tiếng Anh sư phạm. 
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lý luận. 
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết 
định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên 
chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ 
đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Giáo 
viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, chỉ huy quản 
lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối 
hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT 
là đoàn trường, chi đoàn giáo viên, Hội cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác 
dạy- học- giáo dục học sinh trong lớp phụ trách. 
Vậy mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức 
vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ 
này chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy 
định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thờiỞ đâu đó, còn tồn 
tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm 
lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng 
chục học sinh ra khỏi gìơ học, rút dép đánh học trò trong lớp, cho cán bộ lớp 
dùng roi đánh bạn học hàng giờ, bắt học trò liếm ghế, bắt học sinh đi bằng đầu 
gối 100 vòng quanh lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm v.v... Ngược lại có 
những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách 
nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v... 
Ngày nay, với sự nhận thức về quản lý giáo dục, có thể coi giáo viên chủ 
nhiệm như một nhà quản lý giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm có những vai trò sau 
đây: 
- Người lãnh đạo lớp học: Giáo viên chủ nhiệm nhận lệnh từ Hiệu trưởng có 
nhiệm vụ lãnh đạo tập thể học sinh thực hiệ kế họach dạy học, giáo dục học sinh 
làm cho tập thể này đồng thuận biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo 
dục. 
- Là người điều khiển lớp học: Giáo viên chủ nhiệm giúp Hiệu trưởng điều phối 
công việc của các giáo viên bộ môn giảng dạy đối với học sinh lớp mình sao cho 
các môn học diễn ra đồng bộ, hài hoà. 
- Người làm công tác phát triển lớp học. 
- Người làm công tác tổ chức lớp học ( đối với các hoạt động ngoài giờ lên 
lớp). 
- Giúp hiệu trưởng giám sát lớp học: Bao gồm giám sát, tư vấn, hỗ trợ, giám 
sát đánh giá. 
- Là người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp: Tổng hợp về tình hình rèn 
luyện của cả lớp và từng học sinh đến gia đình học sinh và đến các bộ phận khác 
của nhà trường. 
2. Cơ sở thực tiễn. 
 Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà trường với 
học sinh; là người gần gũi, tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với học sinh; là kênh 
truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của học sinh tới Ban giám hiệu nhà 
trường và ngược lại. Thực tế cho thấy, phần lớn đội ngũ giáo viên tại các trường 
đang rất thiếu kinh nghiệm để có thể làm tốt vai trò của người quản lý lớp học. 
Trong khi đó, nghành sư phạm chưa quan tâm đúng mức tới việc rèn luyện 
nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp, chưa chú trọng đúng 
mức đến kỹ năng giáo dục hay kỹ năng làm công tác chủ nhiệm cho sinh viên 
dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên trẻ lúng túng với công tác này. 
 Cùng chung với thực trạng trên, Trường THPT Ba Vì cũng có rất nhiều giáo 
viên trẻ, mới ra trường, những giáo viên mới ra trường có lợi thế trong việc làm 
tốt công tác chủ nhiệm bởi họ có tinh thần nhiệt huyết, cách nói chuyện mới mẻ 
nên dễ gần gũi với học sinh. Nhưng cái mới đó lại dẫn đến nhiều bất cập trong 
công tác chủ nhiệm. Trong khi đó, những giáo viên lâu năm là người dạn dày 
kinh nghiệm nhưng vì một vài lý do về tuổi tác, tình trạng sức khoẻ... nên họ 
không tham gia vào công tác chủ nhiệm. 
3. Đặc điểm lớp 10A9. 
 Đầu năm học 2011- 2012, tôi được BGH Trường THPT Ba Vì phân công chủ 
nhiệm lớp 10A9. Đây là một lớp đại trà với sĩ số 42 học sinh. 
Lớp 
10A9 
HẠNH KIỂM HỌC LỰC 
Sĩ số 
42 
Tốt Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém 
10 17 5 02 0 0 7 35 0 0 
- Về giới tính, lớp tôi có 23 học sinh nam và 19 học sinh nữ. Đặc biệt lớp tôi có 
13 học sinh là người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn... 
 Từ đặc điểm chung của lớp 10A9, tôi thấy được những thuận lợi và khó khăn 
trong công tác chủ nhiệm sau: 
 + Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH Trường THPT Ba Vì và các tổ 
chức đoàn thể trong trường. 
- Đa số học sinh có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức. 
- Học sinh trong lớp đoàn kết và có ý thức xây dựng tập thể. 
- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình. 
 + Bên cạnh những thuận lợi, trong công tác chủ nhiệm tôi còn gặp một số khó 
khăn sau: 
- Nhiều học sinh xa trường nên các em phải ở trọ, thiếu sự quan tâm giám sát 
của gia đình : Hoàng Đức Minh( Vân Hoà), Đoàn Thị Hồng ( Vân Hoà), 
Nguyễn Hữu Hoàng ( Minh Quang), Nguyễn Ngọc Sơn( Minh Quang)........... 
nên các em dễ mắc vào các tệ nạn xã hội. 
- Một số học sinh phải sống với ông bà, thiếu thốn tình cảm của bố mẹ do bố mẹ 
đi làm ăn xa hoặc ly dị (chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi): 
Nguyễn Thanh Lâm ( bố mẹ bỏ nhau), Dương Thị Loan( ở với mẹ) Trần Hà 
Nam ( ở với ông bà nội)......... 
- Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn thuộc diện xóa đói giảm 
nghèo: Nguyễn Hồng Thế, Hoàng Thị Ngọc Huyền, Đinh Thị Thu Hiền 
- Sự định hướng học tập từ phía gia đình còn hạn chế. 
 Căn cứ vào đặc điểm chung và những khó khăn thuận lợi trên của lớp chủ 
nhiệm, 
 trong năm học 2011 - 2012, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Giáo viên chủ 
nhiệm lớp với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9 ”. 
 II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 
1. Mục tiêu. 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế vai trò của GVCN lớp trong công tác 
giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10, năm đầu tiên của một cấp 
học mới đầy bỡ ngỡ, để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục đạo đức cho học sinh đầu cấp ,là nền tảng cho hai năm kế tiếp và góp 
phần hoàn thiện nhân cách học sinh trong những năm học ở cấp học THPT. 
 2. Nhiệm vụ. 
 - Nghiên cứu lý luận về các GVCN lớp đã thể hiện vai trò của mình như thế nào 
trong công tác giáo dục đạo đức HS và đã đạt kết quả như thế nào? 
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục đạo đức HS trong trường THPT. 
- Những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế. 
 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 
1. Đối tượng. 
 - Nghiên cứu qua quá trình chủ nhiệm lớp 10A9 năm học 2011-2012. 
2. Phạm vi nghiên cứu. 
 - Lớp 10A9 trường THPT Ba Vì – Hà Nội năm học 2011-2012. 
3. Giả thuyết khoa học. 
 - Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả 
giáo dục toàn diện trong trường THPT Ba Vì. 
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
 + Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của người GVCN lớp trong công 
tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên 
Internet và tư liệu khác. 
2. Phương pháp quan sát: 
 + Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh lớp 10A9. 
3. Phương pháp điều tra: 
 + Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, cán bộ lớp, hội cha mẹ học 
sinh(CMHS), bạn bè thân thiết và hàng xóm của học sinh . 
 4.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 
 + Tham khảo những bản báo cáo , tổng kết hàng năm của nhà trường. 
 + Tham khảo kinh nghiệm của các thầy cô đi trước và giáo viên trường bạn. 
 + Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong 
trường mình. 
 5. Phương pháp thử nghiệm: 
 + Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 
10A9 trường THPT Ba Vì – Hà Nội năm học 2011-2012. 
 6. Thời gian thực hiện. 
- Bắt đầu : 15/ 08 / 2011 
- Kết thúc : 25 / 05 / 2012 
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 I. VAI TRÒ CỦA GVCN TRONG TRƯỜNG THPT 
Trước hết, ta cần xác định rõ vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Nhưng 
thực tế nhiều người đã coi nhẹ và lẫn lộn giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo 
viên bộ môn khác. 
- Giáo viên chủ nhiệm được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của 
học sinh lớp mình; 
- Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi 
giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; 
- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; 
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên 
tục; 
- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. 
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm phải: 
- Tìm hiểu và nắm vững tình hình học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện 
pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; 
- Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo 
viên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên 
quan trong hoạt động giảng dạy và giáop dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm. 
-Nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng 
và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm 
tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn 
chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh. 
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. 
Nhưng thực tế có nhiều GVCN lớp đặc biệt là chủ nhiệm trẻ chưa biết mình có 
một quyền hạn nên chưa ai dám làm là đi dự giờ các giáo viên bộ môn trong lớp 
khi mình thấy cần. GVCN được xếp loại học sinh, đ

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_voi_cong_tac_giao.pdf