Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường qua môn Địa lí Lớp 11

Để bảo vệ môi trường, cái nôi sinh thành của mình, con người đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp giáo dục môi trường (GDMT). GDMT đựơc xem là một biện pháp có hiệu quả cao, bởi vì nó giúp con người có được biện pháp đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Hiện nay, việc giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học, nhất là các trường THPT có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước, những người sẽ thực hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và môi trường đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường, thì khi ra đời, dù bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào họ đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và những vấn đề xã hội đã được đề cập ở trên. Tôi chọn nghiên cứu " Giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 11 "nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của môi trường

pdf 20 trang Huy Quân 28/03/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường qua môn Địa lí Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường qua môn Địa lí Lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường qua môn Địa lí Lớp 11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 
QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 
 PHẦN THỨ NHẤT:MỞ ĐẦU 
I.TÍNH CẤP THIẾT: 
 Để bảo vệ môi trường, cái nôi sinh thành của mình, con người đã thực 
hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp giáo dục môi trường 
(GDMT ). GDMT đựơc xem là một biện pháp có hiệu quả cao, bởi vì nó giúp 
con người có được biện pháp đúng đắn trong việc khai thác, sử dụng hợp lí các 
nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi 
trường. 
 Hiện nay, việc giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học, 
nhất là các trường THPT có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là nơi 
đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước, những người sẽ thực 
hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên 
(TNTN) và môi trường đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề 
về môi trường, thì khi ra đời, dù bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào họ đều có 
thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. 
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và những vấn đề xã hội đã được 
đề cập ở trên. Tôi chọn nghiên cứu " Giáo dục môi trường qua môn Địa lí 
lớp 11 "nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của môi trường 
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 
 Thực tế, trong năm học trước với việc lồng ghép các kiến thức về môi 
trường vào chương trình giảng dạy Địa lí 10, học sinh đã có được cái nhìn 
đúng đắn và toàn diện về vấn đề môi trường. Song vần cần tiếp tục khắc sâu 
nội dung kiến thức này cho học sinh ở lớp 11 và 12 để nâng cao nhận thức, rèn 
luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc 
BVMT. 
 Việc lống ghép kiến thức về môi trường vào giảng dạy địa lý 11 chỉ thể 
hiện lồng ghép và một số mục nhỏ mang tính chất liên hệ chứ không thể hiện 
rộng trong toàn bài và cũng chỉ lồng ghép vào một số bài dạy không dàn trải 
toàn bộ chương trình địa lí lớp 11,nên hiệu quả giáo dục môi trường chưa cao 
và chưa được thường xuyên. 
III.Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu 
1.Mục đích: 
Giáo dục HS nhận thức được vai trò của môi trường thông qua giảng dạy 
Địa lí lớp 11 một cách có hiệu quả. 
 Hướng dẫn học sinh nhận biết:Loại bài kiến thức môi trường được lồng 
ghép thành một mục, một ý trong bài học và được tích hợp vào kiến thức địa lí 
Góp phần giỏo dục HS nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình 
thành thái độ và hành vi đúng đắn trong việc BVMT. 
2.Nhiệm vụ 
Phân loại và xác định các loại bài tích hợp và lồng ghép kiến thức về 
môi trường qua môn địa lí 11 
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy và học tập môn 
Địa lí 11 Liên hệ thực tế việc bảo vệ môi trường ở địa phương tỉnh nhà 
IV.Đối tượng và phạm vi nghiên cưu: 
1. Đối tượng: 
Giáo viên tham gia giảng dạy Địa lí THPT 
Học sinh THPT trong việc bồi dưỡng kiến thức về môi trường thông qua 
môn 
 Địa lí 
2. Phạm vi nghiên cưu: 
áp dụng cho việc giỏo dục môi trường qua môn Địa lí 
Phạm vi tớch hợp giáo dục môi trương trong giảng dạy Địa lí 
V.PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 
1.Thời gian nghiên cứu: 
 Năm học 2011-212 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
a. Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập tài liệu từ sách 
giáo khoa, sách giáo viên, giỏo dục môi trường trong môn Địa lí 
b. Phương pháp thực nghiệm: Soạn giáo án và giảng dạy thực nghiệm ở 
một số lớp , đồng thời kiểm tra học sinh lấy kết quả làm căn cứ. Trong quá 
trình giảng dạy phải tổ chức được lồng ghộp giáo dục môi trường. 
c. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp mọi vấn đề có liên quan để hình 
thành lý luận của đề tài , vân dụng đề tài và rút ra những kết luận cần thiết 
PHẦN THỨ HAI: nội dung 
I- Thuận lợi, khó khăn: 
1- Thuận lợi: 
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa Địa lí 11, tập bản đồ địa lí 11. 
- Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về trang thiết bị vật chất và 
học sinh giúp đỡ tôi thu thập tranh ảnh để tôi có điều kiện thực hiện đề tài. 
- Sở giáo dục đào tạo Lào Cai tổ chức cho giỏo viờn giảng dạy đi tập huấn 
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí ,ngoài ra có hướng dẫn 
cụ thể tớch hợp bảo vệ môi trường trong từng mục ,trong từng bài dạy. 
- Phòng đồ dùng dạy học có nhiều tranh ảnh, bản đồ. 
- Học sinh thông minh, hăng hái, nhiệt tình, ham học hỏi nhất là các tiết 
dạy có giáo dục bảo vệ môi trường. 
2- Khó khăn: 
- Một số em còn chưa chú ý học môn Địa lý nên học bài không kĩ, trong 
lớp không chú ý nghe giảng, không phát biểu xây dựng bài. 
- Sách tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường không nhiều. 
- Trình độ học sinh không đều. 
II- Cơ sở lý luận: 
1- Khái niệm về môi trường: 
Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người có nhiều mối quan hệ chặt chẽ 
với tự nhiên. Trước hết, con người là một bộ phận của tự nhiên. Con người lấy 
bề mặt Trái Đất làm nơi sinh sống, tồn tại và phát triển - đó chính là môi 
trường. Có nhiều khái niệm về môi trường, nhưng tôi thấy khái niệm của 
Allaby năm 1994 là đầy đủ hơn cả: “Môi trường bao gồm tất cả những yếu tố 
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật tồn tại trong đó. Môi 
trường của con người bao gồm cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh tế, 
chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học”. 
Tóm lại: Môi trường là thể thống nhất bao gồm các thành phần tự nhiên 
như: Địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, động thực vật và các công trình văn 
hoá kĩ thuật do con người tạo ra. Vì môi trường là một thể thống nhất nên bất 
 cứ một thay đổi nào của một thành phần trong môi trường đều làm thay đổi các 
thành phần khác và có thể làm thay đổi sâu sắc toàn bộ môi trường. 
2- Khái niệm về bảo vệ môi trường và tình hình môi trường của nước ta 
và thế giới: 
a- Khái niệm: 
- Bảo vệ môi trường (theo nghĩa chung) đó là bảo vệ môi trường tự nhiên 
và mụi trường nhân tạo của con người (Gerasimov). 
- Bảo vệ môi trường (theo nghĩa cụ thể) đó là việc sử dụng hợp lý tài 
nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường. 
b- Tình hình môi trường nước ta và thế giới: 
- Hiện nay, các thành phần của môi trường ngày càng xấu đi và đe doạ 
trực tiếp đến sự sống của con người trong hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai. 
- Nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt: 
Dầu mỏ: Năm 1990 trữ lượng toàn cầu là 137.249 tỉ tấn, nay đã khai thác 
hơn 60% trữ lượng. 
Khí đốt đã khai thác hơn 60% trữ lượng. 
ở Việt Nam, nguồn khoáng sản phong phú có 5.000 mỏ quặng. Tuy nhiên, 
khai thác khoáng sản bừa bãi, chưa hợp lí, còn để sót lại trong lòng đất rất 
nhiều như mỏ thiếc mất 21- 27%, mỏ sắt mất 16- 34%. 
- Nguồn tài nguyên đất bị giảm chất lượng: Trên thế giới có khoảng 1,43 tỉ 
ha đất trồng lương thực và thực phẩm. Bình quân đầu người thấp chưa được 
0,3ha đất trồng. Trong khi đó, đất chuyên dùng tăng (xây dựng thêm các thành 
phố, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở). 
ở Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, bình quân dưới 
0,1ha/ người. Chất lượng đất bị giảm, bị xói mòn, bạc mầu, rửa trôi. 
- Nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng do việc sử dụng nước không hợp lý, 
không có các biện pháp bảo vệ và do các chất thải của công nghiệp, nông 
nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hoá học), nước thải sinh hoạt, sự cố 
tàu chở dầu Nguồn nước bị cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng. 
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 50 quốc gia thiếu nước dùng, nhất là 
Đức, Hoa Kì 
 ở Việt Nam, hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm. 
Ví dụ: ở khu gang thép Thái nguyên, nước sông cầu bị nhiễm bẩn khá 
nặng. ở khu công nghiệp hoá chất Việt Trì, nước sông Hồng bị nhiễm bẩn nặng 
do nước thải của hoá chất. ở Hà Nội nước sông Tô Lịch bị nhiễm bẩn nặng do 
nước thải sinh hoạt, công nghiệp của nội thành Hà Nội. 
- Không khí và tài nguyờn rừng bị ô nhiễm 
Tóm lại: Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiện và ô nhiễm môi trường 
sống lan rộng trên khắp thế giới. Do đó, bảo vệ tài nguyên môi trường đã trở 
thành nhiệm vụ cấp bách của cả loài người. 
3- Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí trong nhà trường phổ 
thông trung học cơ sở: 
a- Mục đích, nội dung của việc giáo dục mụi trường : 
- Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức nhất định về môi 
trường để học sinh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giúp học sinh: 
+ Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ khăng khít và tác động qua lại 
giữa các thành phần tự nhiên cũng như tự nhiên với xã hội. 
+ Có những hiểu biết tương đối đầy đủ về tự nhiên và môi trường sống 
của nước mình. 
+ Hiểu và nắm vững những chủ trương và luật lệ cơ bản của Nhà nước về 
vấn đề mụi trừng. 
- Về thái độ, hành vi: Từng bước xây dựng cho học sinh tình cảm yêu mến 
thiên nhiên, có ý thức giữ gìn, bảo vệ những danh lam thắng cảnh, di tích lịch 
sử, văn hoá của dân tộc. Phải làm cho việc BVMT trở thành phong cách sống 
của các em và phải có thái độ chống các hoạt động phá hoại môi trường. 
- Về kĩ năng và biện pháp: Trang bị cho học sinh những kiến thức và khái 
niệm về môi trường, các thành phần của môi trường tự nhiên. 
Những kiến thức về sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, tránh 
khai thác, sử dụng bừa bãi làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. 
Những biện pháp bảo vệ, phục hồi và làm giàu thêm môi trường tự nhiên, 
hạn chế tác động phá hoại sự cân bằng sinh thái trong môi trường, chống 
những hành động làm ô nhiễm môi trường. 
 b- Nhiệm vụ của việc giáo dục mụi trường trong nhà trường phổ thông. 
Mỗi giáo viên cần phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức, kĩ năng và 
chuẩn bị tốt các phương pháp giảng dạy kết hợp nội dung giáo dục mụi trường. 
Đồng thời giáo viên phải luôn là tấm gương về hoạt động môi trường để học 
sinh noi theo, biết tổ chức, lãnh đạo học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi 
trường. Vậy nhiệm vụ chính của giáo dục mụi trường trong nhà trường phổ 
thông là: Giáo dục cho học sinh có ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với 
môi trường và bảo vệ môi trường. 
c- Nguyên tắc giáo dục mụi trường qua môn Địa lí trong nhà trường: 
- Phải tôn trọng tính đặc thù của môn học. Nội dung giáo dục mô

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_moi_truong_qua_mon_dia_li_lop.pdf