Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý Lớp 11

Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy học cho học sinh các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với Việt Nam đây là nội dung mới thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như “Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống ma tuý.”. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.

Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 do Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo.

pdf 16 trang Huy Quân 29/03/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý Lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý Lớp 11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 
TRONG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
- Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên 
thế giới đưa vào dạy học cho học sinh các trường phổ thông dưới nhiều hình 
thức khác nhau. 
- Đối với Việt Nam đây là nội dung mới thực hiện thông qua nhiều 
chương trình, dự án như “Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống 
ma tuý..”. 
- Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn 
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng 
yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ 
thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ 
XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: Học để biết, học để 
làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo 
dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang 
trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục 
phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, 
tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp 
học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng 
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học 
tập cho học sinh. Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định 
là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng 
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai 
đoạn 2008-2013 do Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo. 
- Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ vì: 
+ Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những 
người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu 
không có kỹ năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với 
bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. 
+ Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, 
giàu ước mơ, ham hiểu biết thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết 
sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động. Đặc 
biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ 
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, 
luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với 
những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục 
kỹ năng sống, các em dễ bị lôi cuốn vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối 
sống ích kỷ, lai căng, thực dụng 
Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp 
các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng 
đồng và tổ quốc; Giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình 
huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và 
mọi người. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 
- Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn 
học và giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông. 
- Môn địa lý có nhiều khả năng để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, 
bởi: 
+ Mục tiêu của bộ môn đã tạo cơ hội tốt cho việc giáo dục kỹ năng sống. 
+ Nội dung môn địa lý cung cấp cho học sinh một số vấn đề của thế giới 
đương đại cả những mặt tích cực và tiêu cực; một số vấn đề về tự nhiên và xã 
hội Việt Nam, thông qua những nội dung này có thể giáo dục cho các em một 
số kỹ năng sống như: Kỹ năng ứng phó và tự bảo vệ trước những thiên tai, 
những hiểm họa trong xã hội có nguy cơ ảnh hưởng tới cuộc sống lành mạnh 
và an toàn của các em; đồng thời cũng hình thành ở các em kỹ năng cảm 
thông, chia sẻ với những con người sống ở mọi nơi; kỹ năng tư duy khi phân 
tích, so sánh, phán đoán; tìm kiếm và xử lý thông tin về các sự vật hiện tượng 
địa lý. 
+ Một số phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn có nhiều khả năng 
hình thành và rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh. Việc thực hiện đổi mới 
phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa người học, với các 
phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học nhóm, giải quyết 
vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các kỹ năng giao tiếp, kỹ 
năng giải quyết vấn đề 
- Chương trình lớp 11 gồm hai phần: 
A. Khái quát nền kinh tế xã hội Thế giới. 
B. Địa lý khu vực và quốc gia. 
Từ thực trạng trên, tôi xin trình bày sáng kiếm kinh nghiệm với đề tài: 
“Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý lớp 11” 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. BIỆN PHÁP, CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 
1. Mục đích, nghiên cứu 
Môn Địa lý, với đặc điểm về nội dung và phương pháp dạy học đặc 
trưng sẽ góp phần vào việc giáo dục các kỹ năng sống, tập trung vào các kỹ 
năng nòng cốt đối với giáo dục phổ thông Việt Nam như: 
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi được trình bày ý tưởng của cá 
nhân trước bạn bè và thầy cô; có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ được 
giao Xác định giá trị bản thân thể hiện ở thái độ đồng tình hay phản đối 
trước những hành động tiêu cực. 
- Giao tiếp: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình trao đổi nội 
dung bài học trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp; Trình bày suy nghĩ, ý tưởng của cá 
nhân hoặc nhóm trong quá trình làm việc cá nhân/ nhóm để tìm hiểu những 
vấn đề giáo viên gợi ý, nhằm đi đến nội dung cần tiếp thu của bài học. Biết 
cách ứng xử, giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo. 
- Tư duy: 
+ Trong quá trình làm việc cá nhân hoặc nhóm, học sinh có điều kiện 
suy ngẫm hồi tưởng những kiến thức, kỹ năng địa lý đã tiếp nhận trước đó để 
giải quyết nhiệm vụ được đặt ra. 
+ Nội dung và phương pháp dạy học địa lý có điều kiện để phát triển kỹ 
năng tư duy phê phán khi tiếp cận những hiện tượng tác động tích cực tiêu 
cực đến môi trường Tư duy phê phán, tư duy kinh tế khi đánh giá những thuận 
lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế, tư duy 
không gian khi làm việc với bản đồ 
+ Trong quá trình làm việc cá nhân và nhóm, học sinh luôn phải tìm 
kiếm và xử lý thông từ SGK, các nguồn tư liệu khác nhau để có được tri thức 
cần thiết gắn với nội dung bài học địa lý. Vận dụng các kỹ năng phân tích, so 
sánh, đối chiếu với các hiện tượng, sự vật địa lý giúp học sinh hiểu sâu vấn đề 
và có thể đưa tới những ý kiến sáng tạo khi đề xuất biện pháp giải quyết tình 
huống của thực tiễn. 
- Giải quyết vấn đề: Trong nhiều bài học địa lý, học sinh có nhiệm vụ 
phân tích khó khăn và thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, xã hội, điều đó 
giúp các em có được kĩ năng phân tích điểm mạnh, điểm yếu. Những kĩ năng 
này giúp các em lựa chọn cách giải quyết một số vấn đề của thực tiễn và từ đó 
có thể đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tiễn. 
- Làm chủ bản thân: Hoạt động nhóm hoặc thực hiện những bài tập nhỏ 
trong các tiết học địa lý theo yêu cầu và nhiệm vụ mà giáo viên giao sẽ tạo 
điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng đặt mục tiêu cho từng hoạt động. 
Tham gia hoạt động nhóm, mỗi học sinh nhận nhiệm vụ theo sự phân công và 
hoàn thành nhiệm vụ sẽ rèn luyện cho các em khả năng chịu trách nhiệm 
(đảm nhận trách nhiệm) với công việc được giao. Biết cân nhắc công việc và 
tính toán thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, qua đó các em có được kỹ năng 
lập kế hoạch và quản lý thời gian. Làm việc hợp tác trong nhóm, học sinh sẽ 
phải trao đổi, tranh luận,..với nhau, trong bối cảnh đó học sinh phải biết kiểm 
soát cảm xúc, giữ bình tĩnh, biết cách ứng phó với căng thẳng, tránh gây mâu 
thuẫn. 
2. Đối tượng và yêu cầu nghiên cứu. 
- Giới hạn của đề tài: Giáo dục kỹ năng sống trong chương trình địa lý 
lớp 11. 
- Đối tượng: Giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa 
lý. 
3. Phương pháp. 
- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lý trong nhiều năm. 
- Phối hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực và một số kỹ thuật dạy 
học tích cực tạo điều kiện thuận lợi hình thành kỹ năng tư duy, kỹ năng giao 
tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề 
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Xác định các nội dung được thực hiện. 
- Một bài giáo dục kỹ năng sống thường được thực hiện theo bốn bước/ 
giai đoạn sau: 
+ Khám phá. 
+ Kết nối. 
+ Thực hành. 
+ Vận dụng. 
 Mỗi bước phải xác định được: Mục đích, mô tả quá trình thực 
hiện, vai trò của Giáo viên và Học sinh 
- Nội dung từng bài học phải xác định được: 
 + Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục : 
 Tự nhận thức 
 Giao tiếp 
 Tư duy 
 Làm chủ bản thân 
+ Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : 
 Thuyết trình tích cực. 
 Sơ đồ tư duy. 
 Động não. 
 Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi – chia sẻ. 
 Nhóm nhỏ. 
 Phát vấn. 
 Tranh luận. 
2. Ứng dụng vào một bài cụ thể ở chương trình địa lý lớp 11. 
BÀI 10 : LIÊN BANG NGA 
Tiết 1- Tự nhiên, dân cư và xã hội 
1.Nội dung giáo dục kĩ năng sống : 
Các kĩ năng sống được giáo dục 
Các phương 
pháp/kĩ thuật dạy 
học tích cực có thể 
sử dụng 
Giao tiếp : Lắng nghe, phản hồi ý kiến trong nhóm; 
trình bày suy nghĩ về những khó khăn và thuận lợi của 
các điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội đối với sự phát 
triển kinh tế của Liên Bang Nga. 
Động não, thuyết 
giảng tích cực, làm 
việc nhóm nhỏ, hỏi 
- đáp 
Tư duy : Phân tích tư liệu để tìm hiểu các điều kiện tự 
nhiên, dân cư, xã hội của Liên Bang Nga. 
Làm chủ bản thân : Quản lý thời gian trao đổi nhóm, 
thực hiện nhiệm vụ được phân công trong tìm hiểu các 
điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội của Liên Bang Nga. 
2. Bài soạn vận dụng : 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1.Kiến thức: 
- Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ LB Nga. 
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích 
được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. 
- Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng 
đối với sự phát triển kinh tế. 
2.Kĩ năng: 
- Sử dụng bản đồ (lược đồ) đê nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, 
phân bố dân cư của LB Nga. 
- Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư của LB Nga. 
3. Thái độ:

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_trong_mon_dia_ly.pdf