Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức học sinh trong một số bài học Công nghệ lớp 11 và 12
Bài 34 - Động cơ đốt trong dùng cho xe máy – CN Lớp 12
1. GV đặt vấn đề:
Hàng ngày chúng ta đi học nhất là một số em nhà có điều kiện, có xe máy trước khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông, cần phải nhớ thực hiện quy định luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe cần đủ 16 tuổi trở lên và có giấy phép lái xe, thực hiện đúng quy định khi điều khiển xe trên đường đúng quy định.
- Khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông em cần điều kiện gì?
- Khi điều khiển phương tiện giao thông từ nhà đến trường cần mang theo những giấy tờ gì?
- Nếu vi phạm khi tham gia giao thông ngoài xử phạt của công an bản thân em có ảnh hưởng nào trong nhà trường không?
Các hành vi gây mất trật tự, vi phạm an toàn khi tham gia giao thông
2. Giải quyết vấn đề:
Theo Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ, điều kiện của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
3. Nếu bị vi phạm an toàn giao thông ngoài xử phạt hành chính, công an gửi giấy về địa phương, gia đình và trường học, các em bị phê bình trước toàn trường, hạ hạnh kiểm trong năm học, ghi sổ học bạ
Trước khi điều khiển xe đến trường cần đội ngay mũ bảo hiểm
3. Tổng kết:
Vấn đề giáo dục an toàn giao thông trong trường học, tuy đã được thực hiện qua các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, nhưng dường như các em chưa quan tâm và thực hiện, kết hợp bài giảng, Giáo viên cần sử dụng máy projector, trình chiếu cung cấp hình ảnh các đối tượng vi phạm an toàn giao thông trong và ngoài trường, mang tính chất khuyên răn, giáo dục ý thức các em khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông, biết nhắc nhở những người bạn, người thân trong gia đình thực hiện tốt khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức học sinh trong một số bài học Công nghệ lớp 11 và 12
PHẦN I. MỞ ĐẦU A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ LUẬN CHUNG. Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “ Tiên học lễ, hậu học văn “, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm “ Dạy người, dạy chữ, dạy nghề “ cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “ Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức...”. Lời thông điệp từ bức thư của chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân dịp khai giảng năm học mới 2011 – 2012: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” Vấn đề tôi muốn đề cập trong đề tài là chúng ta đã vận dụng câu nói đó, thông điệp đó như thế nào vào quá trình giảng dạy thực tiễn, nhất là nền giáo dục nước ta đang đứng trước cơ hội và thử thách. Từ năm học 2009-2010, Bộ GD-ĐT đã đưa ra chủ đề là “Học làm người trước khi học lấy chữ”. Quả thực đạo đức là yếu tố quan trọng hình thành nhân cách con người. Đối với học sinh thì việc giáo dục đạo đức lại là việc cần quan tâm trước tiên. Cùng với 3 yếu tố cơ bản về giáo dục đạo đức cho học sinh: Giáo dục về ý thức đạo đức Giáo dục hành vi, thói quen Giáo dục thái độ, tình cảm Do vậy khuôn khổ đề tài này, tôi muốn đề cập đến vấn đề thay đổi phương pháp dạy học tích hợp nội dung “Giáo dục đạo đức học sinh trong một số bài học Công nghệ lớp 11 và 12”. Nhằm mục đích kết hợp giáo dục các em học sinh chưa ngoan, lười học, hay vi phạm nội quy của trường và lớp, thường xuyên bị nhắc nhở, ghi tên trong sổ đầu bài, và nhất là môn Công nghệ học sinh chưa có hứng thú tiếp thu trong các giờ học trên lớp, với nội dung môn học chủ yếu là về kĩ thuật, cần có người Thầy dẫn dắt học sinh qua từng bài giảng vừa lĩnh hội được kiến thức vận dụng vào bài học, vừa kết hợp giáo dục đạo đức học sinh trong nội dung bài học môn Công nghệ, nhưng làm thế nào để những giờ học Công nghệ không nhàm chán, mà thu hút được sự chú ý của các em học sinh? Ngoài công việc đầu tư cho bài giảng để học sinh có lòng say mê hứng thú, tích cực chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả cao nhất, đóng vai trò là người giáo viên trực tiếp hướng dẫn giảng dạy, tôi đã dành thời gian nghiên cứu qua từng bài soạn giảng, phát hiện, liên tưởng thực tiễn và đưa ra những câu hỏi tình huống của bài học, để kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh cụ thể: khi phát vấn câu hỏi trong giờ học hoặc đặt vấn đề của một câu hỏi kiểm tra miệng, mục đích cho học sinh hứng thú trong việc học môn Công nghệ cũng như tích cực tham gia góp ý kiến phát biểu và xây dựng bài trong giờ học, đó cũng là một điều tất yếu của người dạy học cần phải nghiên cứu tìm tòi và thể hiện bằng thực nghiệm. II . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở thực tiễn Ngày nay giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với Dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng- chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước XHCN, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng trước vấn đề của xã hội . giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống. Thiết nghĩ trong nội dung chương trình môn học đã được giảm tải, trong một giờ học bộ môn, thực sự nếu có được sự tác động, phối kết hợp nội dung giáo dục đạo đức vào môn học chắc chắn sẽ giải quyết được một số vấn đề giúp học sinh dần dần hình thành ý thức, tổ chức kỉ luật trong các giờ học bộ môn đồng thời góp một phần nhỏ bé để học sinh nhận thức được vấn đề để thực hiện tốt hơn nội quy, quy định của nhà trường vận dụng vào cuộc sống thực tiễn hàng ngày. Nếu so với các môn học khác, môn học công nghệ hơi khô khan và không hấp dẫn, ít có sự ràng buộc như các môn khác, các em có chú trọng học tập hơn như Toán, Văn, Anh Nhưng bộ môn công nghệ mang tính thực tế cao, kiến thức gần gũi và ứng dụng thực tế trong đời sống hàng ngày, học sinh có thể vận dụng một số kiến thức cơ bản, áp dụng ngay vào đời sống hàng ngày sau khi đã được lĩnh hội, nắm chắc đầy đủ những nội dung kiến thức trong bộ môn Công nghệ. Do đó, là giáo viên giảng dạy môn công nghệ, là một Đảng viên, tôi mong muốn học sinh của mình, có một kiến thức vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt. Để đạt được điều đó tôi luôn phấn đấu: + Thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh + Làm cho mỗi học sinh nhận thấy bản thân mình phải có động cơ học tập và hoạt động độc lập. + Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được trình bày suy nghĩ và phát biểu cảm nghĩ của mình. + Làm cho học sinh luôn biết việc mình sẽ phải làm gì? Làm như thế nào? Vận dụng các tình huống ra sao? + Tránh sự áp đặt hoặc có một cách làm duy nhất; biết tôn trọng ý kiến sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Từ những mục tiêu trên, tôi luôn dành thời gian tìm hiểu, tham khảo qua sách báo, tài liệu liên quan về vấn đề giáo dục đạo đức học sinh cũng như những thảo luận ngắn, những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và từ thực tế trải nghiệm để tự rút ra những phương pháp dạy học thích hợp, linh hoạt, sinh động và đạt hiệu quả cao nhất trong các giờ dạy học. Để thực sự làm cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sinh động của cuộc sống hàng ngày, Tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, thực hiện và rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh trong nội dung bài học qua những giờ học tập môn Công nghệ ở trên lớp, giờ giảng bài, giờ thực hành để phù hợp với từng nội dung, kiểu bài soạn và một số đối tượng học sinh lớp 11 và 12 đang học tập tại trường THPT Đồng Đăng. 2. Đặc điểm các lớp giảng dạy. a. Thuận lợi: Đầu năm học, nhà trường phân công tôi giảng dạy 9 lớp khối 12 và 1 lớp 11A5, chủ nhiệm lớp 12ª3, trong đó xét về mặt bằng chung chỉ có lớp 12ª1, 12ª2, 12ª3, 12ª4 đa số học sinh ngoan, trong lớp chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, xây dựng bài trong giờ học, thực hiện nội quy của trường lớp khá tốt với sự chuyên cần trong học tập, ý thức kỉ luật, lễ phép với Thầy- Cô, cán bộ nhân viên trong trường học. b. Khó khăn: Trường THPT Đồng Đăng là đơn vị nằm trên địa bàn nơi biên giới địa đầu tổ quốc, hầu hết đối tượng học sinh ở khu vực thị trấn chưa ngoan, còn lười học, mải chơi, chưa cầu tiến trong việc học tập, mặc dù rất có điều kiện và thời gian dành cho học tập, ngoài ra ý thức đạo đức của học sinh hầu như chưa tiến bộ, ví dụ: gặp các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên trong nhà trường chưa biết chào hỏi, thường xuyên đi học muộn, bỏ tiết, nghỉ học không phép, chưa tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường, còn sử dụng điện thoại trong giờ học, hút thuốc lá giữa giờ giải lao 5 phút, hoặc hiện tượng đánh bài, đặc biệt là thực hiện về an toàn giao thông vẫn còn nhiều học sinh vi phạm chủ yếu đối với các em học sinh khối 11 và 12. Ngoài những lớp điển hình trên vẫn còn tồn tại một vài học sinh chưa thực sự có ý thức, đồng thời số lớp còn lại trong các giờ học ngoài một số em có ý thức học tập, nhưng rất ít học sinh có tinh thần xung phong xây dựng bài, số còn lại điển hình là: lười ghi chép, lười học bài cũ, đi học muộn, về ý thức đạo đức và chưa có tiến bộ, đầu năm học còn vi phạm nội quy của trường và lớp cụ thể xét tổng quan về mặt hạnh kiểm, tổng hợp 9 lớp thống kê qua các giáo viên chủ nhiệm còn một số học sinh nổi cộm danh sách cụ thể như sau: Số TT Lớp Danh sách học sinh vi phạm về ý thức, đạo đức GVCN 1 12A1 Hứa Quý Giáp, Nguyễn Viết Nguyên, Nguyễn Khắc Thọ Lê Thị Huyền 2 12A2 Nguyễn Bình Dương, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Loan A, Chu Thái Hòa, Bế Hải Quang Đường Mạnh Quảng 3 12A3 Nông Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Hà, Phạm Thị Hồng Nhung Hà Việt Dũng 4 12A4 Nông Khánh Ly, Phùng Bá Khiêm, Vy Thị Quyên, Chu Thị Ngọc, Vũ Thị Cẩm Anh, Nguyễn Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Hồng Chuyên 5 12A5 Vy Văn Hùng, Trần Đức Quý, Trung Thị Châm, Lý Ngọc Trình, Hoàng Thành Luân, Đoàn Quốc Việt. Mông Thanh Lê 6 12A6 Hoàng Trung Nghĩa, Lưu Xuân Mạnh, Sầm Kiều Vân, Hoàng Hồng Yến, Hoàng Ngọc Hảo,Vũ Đình Khang Nguyễn Phương Lan 7 12A7 Hoàng Ngọc Anh, Hoàng Thị Ly, Đồng Việt Bắc, Hứa Viết Tuyển, Liễu Ngọc Linh, Hứa Viết Mai, Hoàng Trung Kiên Hoàng Thị Kim Loan 8 12A8 Hoàng Văn Bình, Nguyễn Quốc Huy, Hoàng Mạnh Quý, Nguyễn Đại Giáp, Nguyễn Hồng Long, Nông Văn Tuấn Nguyễn Hồng Huệ 9 12A9 Nông Hoàng Dũng, Trần Đức Quyền, Vy Trung Kiên, Hoàng Minh Trí, Lương Văn Đại, Trần Thị Ngọc Mỹ 10 11A5 Phạm Công Đô, Trương Hoàng Dũng, Nguyễn Văn Đức, Nông Văn Điều, Hoàng Quốc Đạt, Sầm Trọng Khiêm, Hoàng Thị Thúy Hằng B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để đạt được kết quả cao khi giảng dạy môn Công nghệ ngoài những phương pháp đặc trưng nhất là phương pháp trực quan, vận dụng và sáng tạo từ trực quan, hiểu được bản chất vấn đề qua nội dung bài học, từ đó liên hệ kiến thức liên quan và áp dụng tình huống thực tế, đưa ví dụ gắn vào nội dung giáo dục đạo đức học sinh cho phù hợp, mà những tình huống đó phải thực sự phù hợp với đối tượng của từng học sinh. I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I. Chuẩn bị của giáo viên - Hiểu rõ được kiến thức cần giảng, kiến thức cần truyền đạt. - Phải khai thác hết tính năng của nội dung dạy học, biết tích hợp giáo dục đạo đức học sinh với từng kiểu, dạng bài. - Về kĩ năng: Vận dụng triển khai những tình huống từ nội dung bài học vào tình huống thực tế cuộc sống, thấm nhuần tính giáo dục đạo đức và kĩ năng sống được thể hiện qua tình huống. - Về kiến thức: Thông hiểu, gợi mở, vận dụng kiến thức và so sánh những tình huống vào hoạt động học, vào thời điểm nào cho phù hợp? ở ... ất quan trọng sau: 1- Tại các chốt đèn tín hiệu giao thông, nhiều người còn thói quen dừng xe trước hoặc phía trái lằn vạch quy định. Cố tình rẽ phải bất chấp quy định cấm. Cho xe lưu thông khi tín hiệu đèn còn màu đỏ, gây lúng túng, khó xử lý kịp thời cho người lái xe đi từ phía đèn xanh còn quyền ưu tiên. 2- Người tham gia giao thông cần giảm tốc độ khi thấy biển báo có đường rẽ ngang và người trong hẻm hoặc đường nhỏ chạy xe ra không quan sát. Đề phòng người đi xe đạp quay xe, người đi bộ băng qua đường đột ngột. Giữ khoảng cách đúng quy định, không bám quá gần xe trước để kịp phản ứng khi có sự cố bất ngờ, nhất là khi phía trước có xe ben, xe tải chở vật liệu nặng. 3 - Tuyệt đối không lưu thông xe vào đường có biển báo cấm, vì có thể người tham gia giao thông ưu tiên phía ngược lại ít chú ý. Lái xe không nên uống rượu bia dù nhiều hay ít bởi sự cẩn thận, tinh tường đã bị ức chế, kém linh hoạt. Lưu thông ngang qua khu dân cư, bệnh viện, trường học...cần giảm tốc độ, quan sát kỹ. 4 - Khi rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe nên báo tín hiệu đèn, còi, quan sát kính chiếu hậu và đừng bao giờ ngoặt xe quá nhanh ,rất dễ gây tai nạn cho xe sau. Phải báo tín hiệu trước khoảng 30 - 50 mét và quan sát không có xe mới rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe. Giữ phần đường bên phải bất cứ rẽ xe về hướng nào. 5- Đang tham gia giao thông không sử dụng điện thoại di động, dàn xe ngang trên đường để chuyện trò, lôi kéo nhau. Không chở vật dụng, vật liệu cồng kềnh, quá khổ ,rất khó điều khiển xe và dễ gây tai nạn với xe khác. Những điều trên đây hầu như đã có đủ trong Luật Giao thông đường bộ và các quy tắc giao thông, nhưng để tóm tắt và nhắc nhở nhau cẩn trọng vẫn là điều cần thiết. Chúng ta hãy thử nhớ lại trên các tuyến đường gần khu vực mình sinh sống, làm việc hoặc đã chứng kiến bao nhiêu vụ tai nạn mà nguyên nhân thường là do chủ quan từ các sự vụ như trên,... Để việc hạn chế tai nạn giao thông gia tăng, trên hết vẫn là ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ và sự cẩn thận khi tham gia giao thông của tất cả mọi người trong chúng ta. VI. Bài 19 - Hệ thống thông tin và viễn thông – CN Lớp 12 1- Đặt vấn đề: Ngày nay hệ thống thông tin phát triển như vũ bão, con người được tiếp cận, truy cập với những tin tức, thông tin đa dạng và phong phú. Để sử dụng đúng cách và tiếp cận với các thiết bị (máy tính, điện thoại, iPad) chúng ta cần sử dụng như thế nào cho đúng cách, đúng nơi, đúng thời điểm, sử dụng đúng mục đích? Các em có suy nghĩ gì khi chưa thực hiện tốt về những vấn đề đó? Mong muốn của bản thân em sẽ làm như thế nào khi có cơ hội tiếp cận, truy cập sử dụng các thiết bị đó? Em sẽ sử dụng mạng internet, điện thoại di động như thế nào? 2 - Giải quyết vấn đề Sử dụng, truy cập internet đúng mục đích trong giờ học Kết hợp giáo dục ý thức sử dụng internet đúng mục đích, không ham chơi game, nghiền chát trong các quán dịch vụ, không truy cập các Website bẩn, không truyền bá, lưu trữ tin tức, nội dung đồi trụy, bạo lực, tránh xa các văn hóa phẩm đồi trụy,không được thực hiện những hành vi trái pháp luật, biết giữ gìn văn hóa Việt. Đối tượng vi phạm khi sử dụng điện thoại trong giờ học tập Đối với việc sử dụng điện thoại phải đúng nơi, đúng thời điểm, khi giao tiếp: nghe, gọi điện thoại, nhắn tin phải ứng xử có văn hóa trong khi sử dụng điện thoại, không lưu trữ nội dung truyện, hình ảnh, phim đồi trụy, tuyệt đối không được mang điện thoại di động đến trường họcnhất là học sinh lớp 12 chuẩn bị 2 kì thi lớn, cần nắm vững quy chế thi nếu thí sinh bị phát hiện mang điện thoại di động vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi. Quy định này đã được áp dụng từ nhiều năm trước, mặc dù nhà trường nhắc qua loa phóng thanh, phổ biến trước mỗi buổi thi, dán quy chế trước cửa mỗi phòng thi nhưng vẫn có trường hợp học sinh vi phạm. 3 - Tổng kết: Xây dựng văn hóa sử dụng điện thoại di động nói chung, đặc biệt là trong học đường là nội dung giáo dục rất thiết thực và nên làm đối với học sinh ngày nay. Đi đôi với việc nhà trường đưa vào nội quy học đường, không cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, cũng như không lưu giữ những nội dung thiếu lành mạnh, không những chỉ riêng nhà trường mà tất cả các giáo viên lên lớp giảng dạy, đều có động lực kết hợp nhắc nhở ngăn chặn kịp thời và phụ huynh học sinh cần phối hợp với nhà trường chú ý giáo dục dạy dỗ các con em của mình để tự giác chấp hành nội quy, quy định của lớp, của nhà trường. PHẦN III - KẾT QUẢ Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện trong năm học qua, thấy có hiệu quả khi tích hợp nội dung giáo dục đạo đức trong các giờ học Công nghệ, một số em đã hình thành được ý thức, chuyên cần hơn trong học tập và thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh trong và ngoài trường học, thầy và trò được trao đổi, thân thiện hơn hiểu nhau hơn. Cụ thể trong sổ đầu bài đánh giá các tiết học từ đầu năm học đến nay đã có nhiều giờ học tốt hơn, những giờ học nhận xét trung bình đã không còn, những học sinh vi phạm thuộc các lớp nằm trong danh sách đầu năm trong (bảng 1 – trang 5) đã tiến bộ và không còn vi phạm và ghi tên vào sổ đầu bài, các em có ý thức hơn trong việc chuyên cần vào môn học, có một số em còn tích cực tham gia đóng góp ý kiến và phát biểu xây dựng bài trong giờ học. Bản thân tôi rất phấn khởi khi các em đã nhận thức được môn Công nghệ không phải là môn khó học, khô khan, khó tiếp thu Tôi rất vui và tự hào, tin tưởng vào những cố gắng nhỏ bé của bản thân đã tích hợp, truyền đạt được những bài học, tri thức, kinh nghiệm sống vào bài giảng giúp cho thế hệ học trò của mình có những hành trang, kiến thức vững vàng bước vào đời trong tương lai. Bảng tổng hợp đánh giá giờ dạy, kết quả học tập, kết quả xét hạnh kiểm môn học của 9 lớp 12 và lớp 11A5 qua một năm học. STT Lớp Tổng số giờ đánh giá tiết học năm 2011-2012 Kết quả Học lực bộ môn học kì I Đánh giá chung xét hạnh kiểm theo bộ môn 1 12a1 Tốt: 12 Khá: 21 TB: 0 Giỏi: 11 Khá: 20 TB:1 Tốt: 31hs Khá: 4 hs 2 12a2 Tốt: 10 Khá: 21 TB: 1 Giỏi: 5 Khá: 25 TB: 5 Tốt: 30 hs Khá: 5 hs 3 12a3 Tốt: 14 Khá: 17 TB: 1 Giỏi: 13 Khá: 24 TB: 1 Tốt: 32 hs Khá: 3 hs 4 12a4 Tốt: 6 Khá: 25 TB: 1 Giỏi: 0 Khá: 26 TB: 13 Tốt: 31 Khá: 5 5 12a5 Tốt: 7 Khá: 23 TB: 2 Giỏi: 0 Khá: 18 TB: 18 Tốt: 15 Khá: 20 6 12a6 Tốt: 4 Khá: 26 TB: 2 Giỏi: 0 Khá: 6 TB: 29 Tốt: 14 Khá: 22 7 12a7 Tốt: 6 Khá: 25 TB: 1 Giỏi: 0 Khá: 18 TB: 18 Tốt: 14 Khá: 21 8 12a8 Tốt: 5 Khá: 25 TB: 2 Giỏi: 0 Khá: 16 TB: 19 Tốt: 14 Khá: 21 9 12a9 Tốt: 4 Khá: 28 TB: 2 Giỏi: 0 Khá: 15 TB: 18 Tốt: 13 Khá: 20 TB: 2 10 11a5 Tốt: 4 Khá: 25 TB: 5 Giỏi: 0 Khá: 19 TB: 18 Tốt: 16 Khá: 19 TB: 3 Cụ thể các số liệu đạt được: * Kết quả đạt được của bộ môn trong học kì I : 100% TB trở lên trong đó: - Học sinh khá, giỏi bộ môn: đạt 61,25% (khá 52,15 %, giỏi 9,1%) - Ý thức học sinh trong các giờ học chuyên cần hơn cụ thể: Xét hạnh kiểm theo bộ môn, học sinh đạt loại tốt, khá chiếm 98,60% (trong đó tốt 65,62%, khá 32,98%) - Giờ học tốt, khá tăng lên giờ học trung bình giảm cụ thể: Đánh giá giờ học tốt đạt 102 tiết , giờ khá đạt 240 tiết/ tổng 354 tiết học Tỉ lệ giờ tốt khá đạt 99,13% (giờ tốt chiếm 28,81%, giờ khá 70,32% ) PHẦN IV – KẾT LUẬN Để đạt được hiệu cao nhất, khi tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, trong giảng dạy môn Công nghệ ở trường THPT, việc đầu tiên phải là sự nỗ lực từ học sinh, và sự kết hợp tinh tế của giáo viên, trước hết là người thầy, phải biết cách dẫn dắt học sinh tập trung vào nội dung bài học biết kết hợp, gợi mở, khéo léo đặt những tình huống giáo dục đạo đức cho hợp lí, đối với từng nội dung kiến thức bài học, có phương pháp giảng dạy phù hợp để học sinh có hứng thú học tập, thấy được vai trò quan trọng của môn học, vận dụng được tình huống giáo dục đạo đức cho mình. Trong những bài học tích hợp, giáo viên cần sử dụng thiết bị dạy học (máy chiếu projecter) sưu tầm những hình ảnh minh họa cho bài học thêm sinh động và có hiệu quả giáo dục cao, chất lượng tốt, chính xác. Qua thời gian thực nghiệm tôi rất tự hào và tin tưởng vào những cố gắng nhỏ bé của bản thân, để truyền đạt được những bài học, tri thức, kinh nghiệm sống làm cho thế hệ học trò của mình có những hành trang kiến thức bước vào đời trong tương lai. ViÖc thùc hiÖn sáng kiến kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong bộ môn Công nghệ của tôi chắc chắn còn có sự hạn chế . RÊt mong ®îc sù ®ãng gãp ý kiÕn x©y dùng cña ®ång nghiÖp và hội đồng khoa học thẩm định để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n! Đồng Đăng, ngày 20 tháng 4 năm 2012 Người viết Hµ ViÖt Dòng MỤC LỤC MỤC TIÊU ĐỀ TRANG Phần I Mở đầu 2 A Đặt vấn đề 2 I Lí luận chung 2 II Lí do chọn đề tài 3 B Giải quyết vấn đề 4 I Các giải pháp thực hiện 5 1 Chuẩn bị của giáo viên 5 2 Chuẩn bị của học sinh 5 II Các biện pháp tổ chức thực hiện 5 1 Đặt vấn đề 6 2 Giải quyết vấn đề 6 3 Tổng kết 7 Phần II Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức 7 I Bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật - CN lớp 11 7 II Bài 16 - Công nghệ chế tạo phôi - CN lớp 11 9 III Bài 34 – Dộng cơ đốt trong dùng cho xe máy – CN Lớp 12 12 IV Bài 14 – Mạch điều khiển tín hiệu – CN Lớp 12 13 V Bài 19 – Hệ thống thông tin và viễn thông –CN Lớp12 15 Phần III Kết quả đạt được 16 Phần IV Kết luận 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Công nghệ lớp 11 – 12 của Bộ Giáo dục và đào tạo Sách giáo viên Công nghệ lớp 11 – 12 của Bộ Giáo dục và đào tạo Sách hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho một số môn học (Nhà xuất bản giáo dục năm 2011 – 2012) Bài viết “Đạo đức học sinh - yếu tố chất lượng giáo dục” (Báo giáo dục thời đại). Hình ảnh minh họa sưu tầm trên mạng internet. Sách tìm hiểu vê luật an toàn giao thông của nhà xuất bản Hà Nội. Thư chúc mừng của chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân dịp năm học mới. Kĩ năng giao tiếp ứng xử sư phạm (Nhà xuất bản Đại học sư phạm)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_trong_mot_so.doc