Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh

Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau . Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều công đoạn trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là khâu hết sức quan trọng vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm tra miệng không chỉ là kiểm tra ở đầu giờ mỗi tiết học mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong một tiết học.

Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt việc kiểm tra miệng thì quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn , các em sẽ bị hổng các kiến thức kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các bài kiểm tra định kỳ (1 tiết, học kỳ,.) . Trên thực tế việc kiểm tra miệng trong các tiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng kiến thức , kỹ năng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít. Bên cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học vẹt để đối phó thậm chí một số em do mất căn bản nên lười nhác trong việc học bài cũ. Trước thực tế đó, tôi đã “ đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh” để giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học.

pdf 13 trang Huy Quân 28/03/2025 420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM 
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: 
ĐỔI MỚI KIỂM TRA MIỆNG 
TRONG CÁC TIẾT DẠY TIẾNG ANH 
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Kim Khánh 
 Tổ : Ngoại ngữ 
Tháng 4- 2011 
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảng 
dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá 
trình giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra 
đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau . Đổi mới kiểm tra đánh 
giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo 
dục đào tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, 
nhiều công đoạn trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là khâu hết sức quan trọng 
vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm tra miệng không chỉ 
là kiểm tra ở đầu giờ mỗi tiết học mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong một 
tiết học. Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt việc kiểm tra miệng thì quá trình 
tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn , các em sẽ bị hổng các kiến thức 
kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các bài 
kiểm tra định kỳ (1 tiết, học kỳ,...) . Trên thực tế việc kiểm tra miệng trong các 
tiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng kiến thức , kỹ 
năng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành cho việc kiểm tra miệng 
hầu như rất ít. Bên cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học vẹt để đối phó 
thậm chí một số em do mất căn bản nên lười nhác trong việc học bài cũ. Trước 
thực tế đó, tôi đã “ đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh” 
để giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời 
tạo không khí sinh động trong các giờ học. 
 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
 Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp 
thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của học 
sinh. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến 
thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình 
thành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ 
năng cần thiết. 
 Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập 
sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó 
từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả cao 
trong giảng dạy và học tập 
 III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
 Đa số học sinh trường tôi ở nông thôn, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều nên 
nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác học 
tập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên các em thường dùng sách 
“Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các kỹ năng. 
 Trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Sở giáo dục hoặc trường ra) hoặc đề thi 
tốt nghiệp ( do Bộ giáo dục ra) chỉ tập trung vào kiểm tra ngữ pháp và kỹ năng 
đọc hiểu, hơn nữa lại bằng hình thức trắc nghiệm 100% nên nhiều học sinh đã lơ 
là trong việc học bài cũ và thực hành các kỹ năng mà chỉ trông mong vào sự may 
rủi trong việc làm bài trắc nghiệm 
 Việc kiểm tra bài cũ truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả 
lời câu hỏi. Việc này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng cho học 
sinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì vậy không 
thể đánh giá được khả năng của học sinh 
 Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học tập, 
chất lượng dạy và học không cao. 
 Những cơ sở trên đã giúp tôi áp dụng những đổi mới cách kiểm tra miệng trong 
các tiết dạy Tiếng Anh 
 IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 
 Như trên đã nói việc kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực hiện vào đầu 
của mỗi tiết học mà tùy theo từng kỹ năng, kiến thức có thể thực hiện vào đầu, 
giữa hay cuối của tiết học. Muốn thực hiện được việc kiểm tra miệng đạt kết quả 
thì cần có những nội dung sau: 
 1. Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng: 
- Công việc chuẩn bị trước hết là phải xác đinh thật chính xác cần kiểm tra những 
gì . Giáo viên cần xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà học 
sinh đã thu nhận được trong quá trình học tập. Câu hỏi đặt ra cho học sinh phải 
chính xác , rõ để học sinh không hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến việc trả 
lời lạc đề 
- Giáo viên phải thiết kế lại các yêu cầu , bài tập trong sách giáo khoa hay ra các 
bài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các keys trong sách “ Hướng dẫn 
học tốt” nhằm đối phó với giáo viên 
- Cột điểm Miệng trong sổ điểm cá nhân được chia thành 2 cột : M1 và M2. 
Cột M1 sẽ ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời hoặc làm bài tập. 
Cột M2 được ghi điểm cho học sinh ngồi dưới lớp để trả lời hoặc làm bài tập. 
Điểm miệng chính thức của học sinh là điểm trung bình cộng của M1 và M2 
 Lớp 11C3 ( HKII/ 2010 -2011) 
Số 
TT 
Họ và tên học sinh 
 M 
 M1 M2 
 1 Lê Thị Ba 9 
 2 NguyễnThịThuý Bông 10 
 3 Nguyễn Thị Kim Chung 6 8 
 4 Bùi Thị Cưng 5 9 
 5 Phan Thị Xuân Diễm 3 4 
 6 Trần Thị Phương Dung 5 
 7 Lê Thị Mỹ Duyên 9 
 8 Nguyễn Văn Dự 8 9 
 9 Bùi Thị Hà 7 7 
 10 Huỳnh Sơn Hải 3 
.. 
 2. Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra miệng: 
 - Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất 
những hiểu biết của các em 
- Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà phát 
hiện được tình trạng thật của kiến thức và kỹ năng của các em 
- Thái độ và cách đối xử của giáo viên với học sinh có ý nghĩa to lớn trong khi 
kiểm tra miệng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết theo dõi hoạt động 
của học sinh và trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình trạng kiến thức của học sinh. 
Sự hiểu biết của giáo viên về cá tính học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư phạm 
trong nhiều trường hợp là những yếu tố cơ bản giúp thấy rõ thực chất trình độ 
kiến thức và kỹ năng của học sinh được kiểm tra. 
- Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi có thiếu sót hoặc sai, nếu không có 
lí do gì cần thiết giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh. Cùng là một sai 
sót nhưng giáo viên phải biết sai sót nào nên sửa ngay và sai sót nào thì nên đợi 
học sinh trả lời xong. 
- Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều học 
sinh : trong lúc gọi một số học sinh lên bảng thì giáo viên ra cho các học sinh ở 
dưới lớp câu hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một số em để chấm. 
- Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây: khi 
một hay vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong lớp cần 
phải làm gì và làm như thế nào. Giáo viên gọi nhiều em cùng một lúc, đưa ra yêu 
cầu khác nhau phù hợp với trình độ của mỗi học sinh sau đó đặt các câu hỏi cho 
cả lớp sau khi các học sinh này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như sau: 
“ Bạn trả lời như vậy có đúng không?” “Các em có đồng ý với câu trả lời đó của 
bạn không?” “ Có điểm nào sai hoặc thiếu không ?” Ngoài những câu cơ bản, 
giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng. Nhờ 
những câu hỏi bổ sung đó mà giáo viên có thể hình dung được chất lượng kiến 
thức của học sinh. 
 3. Các cách kiểm tra miệng: 
 Như ta đã biết , kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong các 
tiết dạy. Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo 
không khí sinh động trong lớp học và giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn. 
 Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ năng mà 
giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng như sau: 
 a. Đối với việc kiểm tra từ vựng: 
 Cách 1: Gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho 
tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép. Các học sinh còn lại 
sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước 
 Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 11- English 11 
 Yêu cầu mà GV đưa ra: “ Write a word in English that means : vô tận” 
 HS 1 : đưa từ (infinite) 
 HS 2 : xác định từ loại (adjective) 
 HS 3 : đưa ra từ đồng nghĩa (unlimited) 
 Hs 4: đưa ra từ trái nghĩa ( limited) 
 Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có 
được nhiều sự lựa chọn hơn 
 Cách 2: Gọi 8 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo 1 tờ 
giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10, những học sinh trong lớp còn lại sẽ dùng vở 
nháp để ghi các từ do giáo viên yêu cầu 
 GV đọc các từ lần lượt từ 1 đến 10 bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh ghi các 
từ đó tương ứng bằng tiếng Anh 
 Sau đó thu bài của 8 em này và 1 vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm 
điểm. Mỗi từ đúng tương ứng với 1 điểm 
 Cũng bằng cách này , GV cũng có thể kiểm tra phần Pronunciation của học sinh 
bằng cách phát các handouts có một số từ và yêu cầu học sinh chọn từ có phần 
gạch chân đọc khác với các từ còn lại hoặc chọn từ có trọng âm khác với các từ 
còn lại. 
 b. Đối với tiết học Reading 
- Ngay trong các hoạt động While- Reading , giáo viên cũng có thể kiểm tra để 
lấy điểm miệng. 
 Ví dụ 1: Reading - Unit 3 - English 12 
 Multiple choice: Choose the best option: 
1. Some ways of non-verbal communication to attract someone ’s attention are by 
. 
A. waving B. raising our hand C. both are correct 
2. When you see your brother get off the plane and begin walking forward you, if 
you are excited, You might jump up and down and wave as .. as you 
can to attract his attention. 
A. hard B. slightly C. slowly 
3. Pointing at S.O is usually considered rude. However, there are times when 
pointing is perfectly acceptable, such as when . 
A. You want S.O to look at yourself. 
B. A teacher wants to get S.O’s attention in class. 
C. You want S.O to look at sth. 
4. Decide which of the three options below is the best title for the passage. 
A. Attracting A

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_kiem_tra_mieng_trong_cac_tiet.pdf