Sáng kiến kinh nghiệm Cặp phạm trù lượng và chất (định tính và định lượng) trong nghiên cứu Địa Lí

Trong triết học, các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép duy vật biện chứng khái quát thành các cặp phạm trù cơ bản như cái riêng, cái chung, cái đơn nhất; tất nhiên và ngẫu nhiên; bản chất và hiện tượng; nguyên nhân và kết quả; khả năng và hiện thực; nội dung và hình thức Chúng được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là hệ thống bất biến mà phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiển. Mối quan hệ giữa các phạm trù của các ngành khoa học với các phạm tù của phép biện chứng duy vật là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng. Do vậy, khi nghiên cứu các phạm trù cần liên hệ chúng với nhau. Mỗi khoa học đều có các cặp phạm trù.

Trong địa lí cũng có 6 cặp phạm trù: không gian và thời gian; nội dung và hình thức; cái chung và cái riêng; liên tục và gián đoạn; lượng và chất (định tính và định lượng); nguyên nhân và kết quả. Các cặp phạm trù của địa lí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật. Trong 6 cặp phạm trù nói trên cặp phạm trù định lượng và định tính có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu địa lí. Việc nghiên cứu về định tính và định lượng thành công bước đầu cho phép chúng ta vững tin ở việc áp dụng các phương pháp định lượng trong nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội. Khi nắm vững quan điểm phương pháp luận nghiên cứu của địa lí kinh tế xã hội, có định hướng nghiên cứu đúng, biết cách phát hiện vấn đề, thì nhà địa lí có thể vận dụng đúng các phương pháp và phương tiện nghiên cứu hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng nghiên cứu của mình. Đây cũng là nguồn động viên cho những nhà địa l

pdf 10 trang Huy Quân 28/03/2025 1380
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cặp phạm trù lượng và chất (định tính và định lượng) trong nghiên cứu Địa Lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cặp phạm trù lượng và chất (định tính và định lượng) trong nghiên cứu Địa Lí

Sáng kiến kinh nghiệm Cặp phạm trù lượng và chất (định tính và định lượng) trong nghiên cứu Địa Lí
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
CẶP PHẠM TRÙ LƯỢNG VÀ CHẤT 
(ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG) 
TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ 
PHẦN MỞ ĐẦU 
 Phạm trù theo nghĩa rộng là phản ánh những mặt, những thuộc tính, những 
mối quan hệ chung cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhận 
thức nhất định. 
Trong triết học, các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được 
phép duy vật biện chứng khái quát thành các cặp phạm trù cơ bản như cái riêng, 
cái chung, cái đơn nhất; tất nhiên và ngẫu nhiên; bản chất và hiện tượng; nguyên 
nhân và kết quả; khả năng và hiện thực; nội dung và hình thứcChúng được 
hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự 
nhiên và xã hội. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là hệ 
thống bất biến mà phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiển. 
Mối quan hệ giữa các phạm trù của các ngành khoa học với các phạm tù của 
phép biện chứng duy vật là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng. Do vậy, khi 
nghiên cứu các phạm trù cần liên hệ chúng với nhau. Mỗi khoa học đều có các 
cặp phạm trù: 
Trong địa lí cũng có 6 cặp phạm trù: không gian và thời gian; nội dung và 
hình thức; cái chung và cái riêng; liên tục và gián đoạn; lượng và chất (định tính 
và định lượng); nguyên nhân và kết quả. Các cặp phạm trù của địa lí có mối quan 
hệ chặt chẽ với nhau và với các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật. 
 Trong 6 cặp phạm trù nói trên cặp phạm trù định lượng và định tính có ý 
nghĩa hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu địa lí. Việc nghiên cứu về định 
tính và định lượng thành công bước đầu cho phép chúng ta vững tin ở việc áp 
dụng các phương pháp định lượng trong nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội. Khi 
nắm vững quan điểm phương pháp luận nghiên cứu của địa lí kinh tế xã hội, có 
định hướng nghiên cứu đúng, biết cách phát hiện vấn đề, thì nhà địa lí có thể vận 
dụng đúng các phương pháp và phương tiện nghiên cứu hiện đại, nâng cao năng 
suất và chất lượng nghiên cứu của mình. Đây cũng là nguồn động viên cho 
những nhà địa lí trẻ có thể vững bước trên con đường nghiên cứu mà không sợ 
lệch hướng. 
Vì lí do trên, tôi đi sâu tìm hiểu và làm rõ: “Cặp phạm trù lượng và chất 
(định tính và định lượng) trong nghiên cứu địa lí”. 
 PHẦN NỘI DUNG 
Trong triết học, lượng và chất được khái quát thành một quy luật của phép 
biện chứng duy vật. Đó là quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến 
những thay đổi về chất và ngược lại. Quy luật này chỉ ra cách thức vận động và 
phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong đó, chất là tính quy định vốn có khách 
quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính làm cho nó là 
nó mà không phải là cái khác. Lượng là cái quy định vốn có của sự vật về mặt số 
lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật cũng 
như các thuộc tính của nó. Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa chất và lượng. 
Giới hạn trong đó những thay đổi về lượng của sự vật chưa gây ra những thay đổi 
căn bản về chất được gọi là độ. Những thay đổi về lượng vượt quá giới hạn độ sẽ 
làm cho chất của sự vật biến căn bản. Điểm mà tại đó sự thay đổi căn bản về chất 
được thực hiện gọi là điểm nút. Bước nhảy là bước thay đổi căn bản về chất của 
sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về 
lượng và sự thay đổi về chất còn có chiều ngược lại. Đến lượt nó, sự thay đổi về 
chất lại tác động đến lượng, thúc đẩy lượng tiếp tục phát triển. Nắm được nội 
dung quy luật này sẽ tránh được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn tích lũy về lượng, 
đồng thời tránh tư tưởng tuyệt đối hóa thay đổi về lượng, không kịp thời chuyển 
những thay đổi về lượng sang những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang 
tính tiến hóa sang những thay đổi mang tính cách mạng và ngược lại không biết 
sử dụng chất mới để thúc đẩy lượng tiếp tục phát triển. 
Trong Địa lí, quy luật lượng chất đã được các nhà khoa học nghiên cứu và khái 
quát nên thành một cặp phạm trù: Đó là cặp phạm trù Định lượng và định tính. 
Vấn đề nghiên cứu địa lí theo hướng định lượng và định tính ra đời đã nhiều thập 
kỉ nay. Nó là địa hạt đầy khích lệ, đầy kịch tính của địa lí học. Trong lịch sử 
nghiên cứu địa lí học thì phương pháp định lượng đã bắt đầu được đặt nền móng 
từ thế kỉ 19, với một số nhà đại lí vĩ đại như Humbolt, Ritter, Tunen. Trong 
những năm 30 của thế kỉ này đã có những mô hình không gian toán học nổi tiếng 
của Chistaller, của Losch đã khích lệ rất nhiều nhà địa lí học ở các nước phương 
Tây phát triển mô hình này. Những nhà địa lí trẻ ở Châu Âu đã đi đầu trong việc 
nghiên cứu định lượng. Một loạt các công trình nghiên cứu của ông Chorley đã 
được đánh giá cao trên thế giới và đã nhanh chóng được dịch ra tiếng Nga, giới 
thiệu với các nhà địa lí Xô Viết. Đặc biệt trong công trình nghiên cứu của ông “ 
Địa lí học: Sự tổng hợp địa lí hiện đại” đã được đánh giá như là “Cuốn sách của 
 thế kỉ”. Cuốn sách nổi tiếng của David Harvey “ Giải thích khoa học trong địa lí” 
đã đề cập đến khoa học trong địa lí, từ đó ta có thể hiểu được thấu đáo hơn mối 
quan hệ giữa định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lí. 
Khẳng định việc nghiên cứu theo hướng định lượng trong địa lí học gặp không ít 
quanh co. Sự cực đoan hóa, sùng bái các cộng cụ định lượng có thể dẫn đến chủ 
nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa thực chứng mới, và nếu không thận trọng thì người 
đọc thậm chí người nghiên cứu có thể bị đánh lừa vì bản chất không khoa học lại 
được che đậy bằng cái vỏ có vẻ rất khoa học, hiện đại. Một điều còn có thể thấy 
trong kinh nghiệm của thế giới là trong khi các nhà địa lí trẻ đón nhận phương 
hướng định lượng rất nhiệt tình thì các nhà địa lí lão thành tỏ ra rất thận trọng. Sự 
can thiệp của các cộng cụ định lượng không chỉ là cuộc cách mạng trong phương 
pháp nghiên cứu, mà còn làm lay chuyển cả nền tảng phương pháp luận của khoa 
học địa lí, và đương nhiên sẽ không dễ gì khi chúng ta phải thay đổi, thậm chí 
phải loại bỏ kho tàng tri thức của khoa học địa lí những điều gần như đã được 
mặc nhiên thừa nhận. Ở Việt Nam, việc tạo ra sự phát triển kế tiếp giữa các 
phương pháp định tính, định lượng, đồng thời từng bước làm giàu thêm cả về 
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu thông qua các thử nghiệm áp 
dụng định lượng sẽ đem lại kết quả tốt. 
1. Quan niệm về mối quan hệ giữa định tính và định lượng trong nghiên cứu 
địa lí 
Mối quan hệ này có cơ sở trước hết từ bản chất của quá trình nhận thức: Từ trực 
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng rồi lại trở về thực 
tiễn. Trực quan sinh động bao hàm nội dung của trực giác khoa học, của những 
nghiên cứu định tính ban đầu, nó có tính chất phát hiện, có tác dụng định hướng 
cho nghiên cứu sâu, định lượng trong quá trình trừu tượng hóa và để trở lại với 
thực tiễn. Sau khi đã tước bỏ đi các dấu hiệu cụ thể không bản chất, để lại những 
đặc tính bản chất, cốt lõi những mối quan hệ bản chất, lặp đi lặp lại, quá trình 
nhận thức đang trở về với định tính. Khi mà địa lí học đang gần với thực tiễn, 
xâm nhập vào cuộc sống, thì càng cần đến những sản phẩm định tính có chất 
lượng cao nhờ đã đúc kết từ nhiều quá trình xử lí định lượng khách quan, trên cơ 
sở cắt nghĩa nhiều mô hình định lượng. Và như vậy có thể nói rằng “ định tính” 
không đồng nghĩa với cái gì đó thiếu cơ sở khoa học hay là kết quả của phương 
pháp nghiên cứu cổ truyền, và “ định lượng” không phải là mục tiêu cuối cùng 
của các nhà nghiên cứu địa lí. 
 Đối với địa lí học, một khoa học nghiên cứu các địa tổng thể tự nhiên hay các hệ 
thống kinh tế xã hội và sự tương quan giữa hệ thống lãnh thổ này, thì các phương 
pháp định lượng có ý nghĩa lớn. Đây có các hình thức vận động khác nhau của 
vật chất từ vận động cơ học, vật lí, hóa học, sinh học cho đến vận động xã hội. 
Các chỉ tiêu để đo các quá trình kinh tế xã hội diễn ra trên lãnh thổ thường có bản 
chất khác nhau và không thông ước với nhau. Phải nhờ các công cụ toán thích 
hợp mới có thể tiến hành nghiên cứu tổng hợp thực sự. Với sự phát triển nhanh 
chóng của công nghệ GIS, thì những bài toán phân tích không gian được tiến 
hành dễ dàng hơn nhiều, và tính phương án của các nghiên cứu, các giải pháp 
được thực hiện có kết quả. 
2. Ý nghĩa của định tính và định lượng trong nghiên cứu địa lí 
2.1. Khi chúng ta đo đạc một yếu tố địa lí có nghĩa là chúng ta chưa đi vào bản 
chất của yếu tố đó mà chỉ là đo về hình thức, định lượng được cái bên ngoài. 
Như vậy khi xem xét một yếu tố địa lí nào đó thì phải đi từ cái định lượng bên 
ngoài sau đó mới đi sâu vào tìm hiểu bản chất bên trong của nó. 
Trong quá rình nghiên cứu về định tính và định lượng không có ranh giới cụ thể. 
Có thể bắt đầu đi từ định tính => định lượng => định tính..=> định tính ( Đó là 
cái đích cuối cùng). Chỉ khi nào đưa ra được định tính thì mới đưa ra được 
khuyến cáo về biện pháp. Ví dụ mức sống càng tăng thì tỉ lệ sinh càng giảm. Nếu 
mọi quy luật xã hội đều mô tả bằng một câu đơn giản thì sẽ không tồn tại. Mức 
sống tăng nhiều nước có mức sinh cao và họ quan tâm đến giáo dục và y tế. 
Như vậy từ định tính => Định lượng => Định tính 
 Thống kê Trực tiếp, đồng pha (trễ) 
Khi nói đến định tính ban đầu đầu tiên ta phải tìm dấu hiệu bên ngoài. Điều này 
đòi hỏi người nghiên cứu phải biết lọc những dấu hiệu nào mang tính bản chất, 
dấu hiệu nào không bản chất hay không cơ bản. 
Ví dụ: 
Nguyên nhân tại sao ở đồng bằng sông Cửu Long, diện tích đất phèn và 
đất mặn lớn nhất cả nước. Ta đưa ra một số nguyên nhân: do giáp biển, do địa 
hình thấp, do khí hậunhưng nguyên nhân chính là gì? Nguyên nhân cơ bản là 
do chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và mùa khô kéo dài. 
Theo dõi thấy ở Hải Phòng hàng năm tôm chết hàng loạt mà thời điểm tôm 
chết của các năm lại trùng vào một tháng. Người ta đưa ra một số nguyên nhân 
như sau: do nhiệt độ, do môi trường, nhưng nguyên nhân chính là gì? Sau một 
 thời gian tìm hiểu kiểm tra thì các nhà khoa 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cap_pham_tru_luong_va_chat_dinh_tinh_v.pdf