Biện pháp Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để dạy các bài lí Luận văn học trong chương trình Ngữ văn 10 (ban cơ bản)
LLVH với tư cách là một ngành khoa học độc lập với hệ thống và phạm trù hoàn chỉnh chính thức ra đời ở phương Tây vào thế kỉ XIX. Ở Việt Nam, dù có muộn hơn so với thế giới, bộ môn LLVH cũng được xây dựng dần ở các trường đại học từ nửa sau những năm 50 của thế kỉ XX. Không lâu sau đó, LLVH được đưa vào chương trình dạy trong nhà trường phổ thông, tuy còn rất hạn chế, với tư cách là phân môn của môn Giảng văn (theo cách gọi lúc bấy giờ). Có thể nói, việc đưa LLVH vào chương trình dạy học phổ thông mặc dù đã được thực hiện không quá trễ so với thế giới nhưng cho đến ngày nay những công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về phương pháp dạy các bài LLVH còn rất ít. Vì thế, trong phần này, chúng tôi chỉ xin điểm qua một số công trình nghiên cứu khoa học trong đó có đề cập ít nhiều về vấn đề dạy các bài LLVH trong nhà trường phổ thông.
Tác giả Phan Trọng Luận trong quyển Con đường nâng cao hiệu quả dạy Văn (Nxb Giáo dục, 1978) đã dành một phần nhỏ quyển sách để bàn về việc dạy kiến thức LLVH ở trường phổ thông. Sau khi khẳng định tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản của việc hình thành khái niệm LLVH cho HS, tác giả đã nêu ra những nguyên tắc cần thiết của việc dạy các bài LLVH. Có ba nguyên tắc cơ bản. Một là, việc hình thành khái niệm LLVH cho HS cần được xuất phát từ việc phân tích cụ thể tác phẩm văn chương, tác giả, sự kiện văn học,.Hai là, các kiến thức LLVH cần được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động nội khóa và ngoại khóa như: đưa kiến thức LLVH vào các đề bài thực hành, kiểm tra; tổ chức những buổi thuyết trình, tranh luận về những vấn đề thuộc phân môn LLVH hoặc về một tác phẩm lớn, một vở kịch,. trong chương trình học. Ba là, GV cần hình thành các khái niệm LLVH cho HS một cách liên tục từ thấp đến cao. Các kiến thức về LLVH cần được củng cố thường xuyên thông qua các tiết dạy đọc hiểu văn bản văn chương, làm văn và hệ thống hóa thành hệ thống khái niệm vững chắc. Dựa trên ba nguyên tắc dạy học LLVH, tác giả đưa ra ba cơ sở cần thiết cho việc lập kế hoạch giảng dạy phân môn này. Ông cho rằng: GV cần phải nắm vững những yêu cầu nội dung các khái niệm LLVH đã qui định trong chương trình; đồng thời, phải cân nhắc, chọn lọc các chương, các phần, các bài văn thích hợp cho việc hình thành từng khái niệm LLVH nhất định.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để dạy các bài lí Luận văn học trong chương trình Ngữ văn 10 (ban cơ bản)
Đề tài: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ DẠY CÁC BÀI LÍ LUẬN VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 (BAN CƠ BẢN) Giaó viên: NGUYỄN THỊ LINH THY PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Để đọc hiểu tốt một tác phẩm văn học, bên cạnh việc HS cần phải có những kiến thức nhất định về ngôn ngữ, về đời sống xã hội, đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức về lí luận văn học (LLVH), như: đặc trưng của văn chương nghệ thuật, các thể loại văn học, đặc trưng của các thể loại văn học,. Tuy nhiên, kiến thức của phân môn LLVH, về đặc thù, thường trừu tượng, đòi hỏi cao về tính logic và khả năng tư duy của HS. Do đó, các em thường không thích học các bài học thuộc phân môn này. Từ đó, dẫn đến hệ quả là các em rất yếu ở phần kiến thức về lí luận; đồng nghĩa, kĩ năng đọc hiểu tác phẩm của các em cũng rất hạn chế. Như vậy, để nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn, bên cạnh việc khắc phục những khiếm khuyết về năng lực và phương pháp dạy của GV, thái độ học tập của HS, chương trình học và cách ra đề thi – đáp án, yêu cầu cải thiện vốn hiểu biết của HS về LLVH cũng là một trong những yêu cầu cần thiết và cấp bách nhưng lại ít được mọi người lưu tâm. Chính vì thế, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học các bài Lí luận văn học trong chương trình Ngữ văn 10 (ban cơ bản) làm đề tài nghiên cứu. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần công sức, cùng với những nhà nghiên cứu giáo dục, vào việc tìm ra những phương pháp dạy học hiệu quả các bài dạy LLVH. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học LLVH nói riêng và môn Ngữ Văn trong nhà trường trung học phổ thông nói chung. 2. Lịch sử vấn đề LLVH với tư cách là một ngành khoa học độc lập với hệ thống và phạm trù hoàn chỉnh chính thức ra đời ở phương Tây vào thế kỉ XIX. Ở Việt Nam, dù có muộn hơn so với thế giới, bộ môn LLVH cũng được xây dựng dần ở các trường đại học từ nửa sau những năm 50 của thế kỉ XX. Không lâu sau đó, LLVH được đưa vào chương trình dạy trong nhà trường phổ thông, tuy còn rất hạn chế, với tư cách là phân môn của môn Giảng văn (theo cách gọi lúc bấy giờ). Có thể nói, việc đưa LLVH vào chương trình dạy học phổ thông mặc dù đã được thực hiện không quá trễ so với thế giới nhưng cho đến ngày nay những công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về phương pháp dạy các bài LLVH còn rất ít. Vì thế, trong phần này, chúng tôi chỉ xin điểm qua một số công trình nghiên cứu khoa học trong đó có đề cập ít nhiều về vấn đề dạy các bài LLVH trong nhà trường phổ thông. Tác giả Phan Trọng Luận trong quyển Con đường nâng cao hiệu quả dạy Văn (Nxb Giáo dục, 1978) đã dành một phần nhỏ quyển sách để bàn về việc dạy kiến thức LLVH ở trường phổ thông. Sau khi khẳng định tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản của việc hình thành khái niệm LLVH cho HS, tác giả đã nêu ra những nguyên tắc cần thiết của việc dạy các bài LLVH. Có ba nguyên tắc cơ bản. Một là, việc hình thành khái niệm LLVH cho HS cần được xuất phát từ việc phân tích cụ thể tác phẩm văn chương, tác giả, sự kiện văn học,...Hai là, các kiến thức LLVH cần được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động nội khóa và ngoại khóa như: đưa kiến thức LLVH vào các đề bài thực hành, kiểm tra; tổ chức những buổi thuyết trình, tranh luận về những vấn đề thuộc phân môn LLVH hoặc về một tác phẩm lớn, một vở kịch,... trong chương trình học. Ba là, GV cần hình thành các khái niệm LLVH cho HS một cách liên tục từ thấp đến cao. Các kiến thức về LLVH cần được củng cố thường xuyên thông qua các tiết dạy đọc hiểu văn bản văn chương, làm văn và hệ thống hóa thành hệ thống khái niệm vững chắc. Dựa trên ba nguyên tắc dạy học LLVH, tác giả đưa ra ba cơ sở cần thiết cho việc lập kế hoạch giảng dạy phân môn này. Ông cho rằng: GV cần phải nắm vững những yêu cầu nội dung các khái niệm LLVH đã qui định trong chương trình; đồng thời, phải cân nhắc, chọn lọc các chương, các phần, các bài văn thích hợp cho việc hình thành từng khái niệm LLVH nhất định. Sau hết, việc tận dụng vốn kiến thức văn học cho HS từ các lớp trước làm cơ sở cho việc học tập các khái niệm về LLVH cũng là một điều cần thiết. Nhìn chung, Phan Trọng Luận đã nêu lên một cách chuẩn xác vị trí, chức năng của phân môn LLVH trong nhà trường phổ thông cũng như những yêu cầu, nguyên tắc và cơ sở trong việc dạy các bài LLVH cho HS. Điểm hạn chế là tác giả chưa nêu được nhiều ví dụ cụ thể để làm nguồn minh chứng cho các ý đã nêu cũng như chưa hệ thống một cách rõ ràng các phương pháp cụ thể cần thiết để dạy từng đơn vị kiến thức cụ thể. Bài viết của Nguyễn Hoa Bằng với tiêu đề Thử nghiệm bước đầu: Dùng Overhead và phương tiện kĩ thuật hiện đại dạy học Lí luận văn học và Mĩ học trong Kỷ yếu hội nghị khoa học và cải tiến PPDH (Đại học Cần Thơ, 2001) đã đề xướng việc dùng Overhead và phương tiện kỹ thuật hiện đại để cải thiện chất lượng dạy học các bài LLVH. Ở bài viết này, tác giả đã chủ trương dùng phương pháp mô hình hóa trong dạy học các khái niệm, luận điểm LLVH trừu tượng. Bên cạnh việc nêu lên một số nguyên tắc thiết kế mô hình, tác giả đã giới thiệu một số mô hình cụ thể cho từng đơn vị kiến thức LLVH cụ thể. Có thể nói, bài viết của Nguyễn Hoa Bằng đã đem đến cho chúng ta một cách nhìn mới về việc dạy các bài LLVH nói riêng và dạy những môn học gồm toàn những khái niệm được định danh bằng những con chữ nói chung. Tuy nhiên, do bài viết chỉ dừng lại ở mức độ một bài tham luận nên người viết không có điều kiện đi sâu vào nhiều đơn vị kiến thức khác; đặc biệt là những đơn vị kiến thức trong chương trình Ngữ Văn THPT. Quyển Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên (2006) cũng có một chương (chương XXXI) đề cập đến việc dạy học LLVH cho HS THPT. Chương này được triển khai thành ba mục: LLVH với việc đào tạo GV Văn – mục (I) , LLVH với GV Văn ở trường THPT – mục (II), LLVH với việc hình thành năng lực Văn cho HS THPT – mục (III). Ở nhiệm vụ đào tạo GV Văn, LLVH trang bị cho sinh viên về cả ba mặt: quan điểm, kiến thức và phương pháp – toàn bộ những yếu tố làm thành phương pháp luận nghiên cứu văn học; LLVH không chỉ giúp cho sinh viên học tốt môn Văn ở bậc đại học mà còn giúp họ dạy tốt môn Văn ở trường phổ thông. Ở góc độ dạy Văn trong nhà trường phổ thông, người viết đã có những nhìn nhận khá chính xác về thực trạng dạy Văn ở trường phổ thông hiện nay. Không những thế, người viết còn đi vào tìm hiểu và phân tích rõ nguyên nhân của thực trạng trên. Từ đó đi đến khẳng định vai trò quan trọng của việc dạy phân môn LLVH trong chương trình dạy học môn Văn; những yêu cầu trong việc dạy kiến thức LLVH. Đề cập đến nhiệm vụ hình thành năng lực Văn cho HS THPT, thông qua những phân tích cụ thể, người viết đi đến khẳng định: LLVH giúp cho HS hình thành và bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tư duy và năng lực diễn đạt. Nhìn chung, người viết đã nêu khá đầy đủ về ý nghĩa của bộ môn LLVH, ở cả bậc đại học và bậc phổ thông. Bài viết Tích hợp kiến thức Lí luận văn học với việc phân tích tác phẩm văn học trong dạy và học văn của Lê Thị Hương (Tạp chí Giáo dục số đặc biệt – 159 Quý I / 2007) đặt ra vấn đề là GV cần phải đan lồng việc dạy kiến thức LLVH trong các tiết dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương. GV phải biết vận dụng linh hoạt các vấn đề LLVH vào trong tác phẩm, biết lựa chọn PPDH phù hợp với nội dung tích hợp. Bài viết còn đưa ra các nguyên tắc tích hợp giữa tác phẩm văn chương với LLVH, đó là tích hợp ngang và tích hợp dọc hoặc kết hợp tích hợp ngang với tích hợp dọc; đồng thời, cho thấy sự cần thiết của việc cung cấp kiến thức LLVH cho HS trong nhà trường phổ thông. Điểm hạn chế trong bài viết là tác giả chỉ dừng lại ở việc đề cập đến phương pháp tích hợp kiến thức LLVH trong dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương mà chưa bàn đến phương pháp tích hợp kiến thức LLVH trong các tiết dạy làm văn, thậm chí trong tiết dạy tiếng Việt cũng như chưa bàn sâu đến những PPDH khác cho phân môn LLV Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học vừa nêu đều tập trung bàn về thực trạng dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, ý nghĩa và vai trò của phân môn LLVH trong việc dạy học môn Ngữ Văn, những yêu cầu và phương pháp cần thiết trong dạy học các kiến thức LLVH. Do phần lớn các công trình nghiên cứu trên được thực hiện ở thời điểm chương trình SGK cũ nên một số đơn vị kiến thức LLVH được đề cập đến không trùng khớp với các đơn vị kiến thức trong chương trình SGK hiện nay. Thêm vào, hầu hết các công trình đều có hướng dẫn cách dạy một số khái niệm LLVH. Tuy nhiên, những hướng dẫn này phần nhiều còn mang tính chung chung, nặng về lí thuyết chứ chưa đi vào soạn giảng một bài dạy LLVH cụ thể trong đó có vận dụng những PPDH đã nêu. Mặc dù vậy, những kết quả làm được của các công trình nghiên cứu cũng giúp chúng tôi có được những cơ sở khoa học, làm tiền đề cho việc nghiên cứu đề tài. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là hoạt động dạy học LLVH trong nhà trường phổ thông. Vì thế, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tìm kiếm và vận dụng những PPDH hiệu quả, phù hợp với đặc trưng của các bài LLVH để sao cho hoạt động dạy học phân môn LLVH ở trường phổ thông ngày càng được nâng cao hơn về chất lượng. Đây cũng là một trong những cách góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ Văn nói chung. Để đạt được mục đích trên, chúng tôi xác định các mục tiêu phải thực hiện như sau: tìm kiếm các PPDH phù hợp để dạy các bài thuộc phân môn LLVH; xác định cách thức vận dụng các PPDH vào dạy các bài LLVH trong chương trình Ngữ Văn THPT sao cho đạt hiệu quả cao. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng kết hợp các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Chúng tôi sẽ đọc, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến phân môn LLVH và việc dạy học LLVH trong nhà trường phổ thông để tạo ra một cơ sở vững chắc về kiến thức LLVH cũng những vấn đề có tính lí luận và thực tiễn xoay quanh việc dạy học LLVH của GV và HS . Mặc khác, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu lí luận về các PPDH chuyên biệt nhằm tạo ra một cơ sở lí luận khoa học để vận dụng trong thực ng ... học ? [?] Vì sao không có một kết cấu chung cho mọi văn bản văn học ? [?] Điều gì sẽ xảy ra nếu kết cấu của một bài thơ bị thay đổi ? [?] Khái niệm thể loại được hiểu như thế nào ? [?] Trong chương trình Ngữ Văn THCS và THPT, các em đã được làm quen với những thể loại văn học nào ? + PP sử dụng các phương tiện trực quan (5 phút): • Thời điểm sử dụng: Khi GV hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm ngôn từ. • Cho HS xem sơ đồ Phân biệt ngôn ngữ với ngôn từ (xem sơ đồ 2 ở phần Phụ lục ) . • Yêu cầu HS phân tích sơ đồ để thấy rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm ngôn từ và ngôn ngữ. GV gọi 1-2 HS phát biểu • GV nhận xét nội dung phân tích của HS và chốt lại nội dung ý nghĩa của sơ đồ. + PP diễn giảng tích cực (3 phút): GV phân tích một vài ví dụ để làm rõ hơn về khái niệm ngôn từ, khu biệt với khái niệm ngôn ngữ; trích dẫn một vài nhận định để khẳng định yêu cầu sáng tạo trong sáng tác nghệ thuật và đặc điểm riêng biệt về mặt kết cấu trong từng văn bản văn học. 2. Các khái niệm về hình thức của văn bản văn học - Ngôn từ là ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp. Nó là chất liệu xây dựng nên các. - Kết cấu: sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của văn bản để trở thành một chỉnh thể. - Thể loại: những qui tắc tổ chức hình thức thích hợp với từng nội dung văn bản khác nhau. - Nội dung lưu bảng: hình tượng nghệ thuật trong văn bản văn học, tạo nên đặc trưng riêng biệt cho văn bản văn học - Kết cấu: sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của văn bản để trở thành một chỉnh thể. - Thể loại: những qui tắc tổ chức hình thức thích hợp với từng nội dung văn bản khác nhau. * Hoạt động 3: Dạy đơn vị kiến thức Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học - PPDH và cách thực hiện: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học bằng PP đàm thoại – vấn đáp. Cụ thể, GV sử dụng hệ thống câu hỏi sau: [?] Có phải mọi văn bản văn học đều được người đọc và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá cao ? [?] Một văn bản văn học được đánh giá là một tác phẩm ưu tú khi nó thỏa mãn những yêu cầu nào ? - Nội dung lưu bảng: II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học: - Nội dung và hình thức là cơ sở để thẩm định giá trị của văn bản văn học. - Văn bản văn học ưu tú phải có sự kết hợp giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. * Hoạt động 4: GV sử dụng sơ đồ hệ thống nội dung bài học Nội dung và hình thức của văn bản văn học để chốt lại nội dung bài học (xem Sơ đồ 3 ở phần Phụ lục ) * Hoạt động 5: GV dặn dò HS về nhà thực hành bài tập ở phần Luyện tập (nằm cuối bài học trong SGK Ngữ Văn 10, tập 2, chương trình cơ bản – trang 130). (Kết thúc giáo án bài 2) ------------------------------------------ Phân tích ý nghĩa lí luận dạy học của các PPDH được vận dụng trong bài dạy * Ý nghĩa lí luận dạy học của các PPDH được vận dụng khi dạy đơn vị kiến thức Các khái niệm về nội dung của văn bản văn học Các khái niệm đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật là những lớp nội dung cần đi sâu phân tích khi tìm hiểu văn bản văn học. SGK đã lí giải khá rõ về các khái niệm này. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với GV khi dạy đơn vị kiến thức này là hướng dẫn HS vận dụng những điều mà SGK đã trình bày về các khái niệm đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật để phân tích một văn bản văn học cụ thể. Qua đó, rèn luyện cho các em kĩ năng xác định được đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật khi tiếp nhận một văn bản văn học. Xuất phát từ yêu cầu này, chúng tôi xác định PPDH hợp tác kết hợp với PPDH thông qua hoạt động giải bài tập của HS là PP trọng tâm. Cách tổ chức TLN vừa nêu trên không những giúp cho GV và HS tiết kiệm được thời gian (vì nội dung bài dạy chỉ được phân phối trong thời lượng 1 tiết) mà còn giúp HS hiểu rõ hơn về các khái niệm cũng như khu biệt được các khái niệm. Đồng thời, qua sản phẩm TLN của các em, GV có thể nắm bắt được mức độ hiểu kiến thức bài học của HS. Trên cơ sở đó, GV kịp thời điều chỉnh những hiểu biết sai lệch, cứng nhắc của HS về các khái niệm nội dung của văn bản văn học. PP diễn giảng tích cực cũng được xem là PP dạy học trọng tâm. Bởi, như đã nói, nội dung lí giải cho các khái niệm đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật mặc dù đã được nêu trong SGK nhưng những nội dung đó vẫn còn mang tính chung chung, trừu tượng. Vì vậy, nhiệm vụ của GV là phải cụ thể hóa những nội dung trừu tượng đó bằng một số ví dụ, có kết hợp với phân tích. Điều đó sẽ giúp HS hiểu rõ và hiểu sâu về các khái niệm. Ở đơn vị kiến thức này, PP đàm thoại – vấn đáp chỉ đóng vai trò là PP phụ trợ. Câu hỏi nêu ra nhằm vào mục đích kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS và hướng các em vào việc nghiên cứu SGK. * Ý nghĩa lí luận dạy học của các PPDH được vận dụng khi dạy đơn vị kiến thức Các khái niệm về hình thức của văn bản văn học Các khái niệm ngôn từ, kết cấu, thể loại là những khái niệm quen thuộc khi đề cập đến hình thức của văn bản văn học. SGK cũng đã có những ý lí giải cho các khái niệm này. Tuy nhiên, các ý lí giải, đối với HS, vẫn còn khá mơ hồ, trừu tượng; nhất là ở khái niệm ngôn từ. Trước khi học bài này, nhiều HS không phân biệt được khái niệm ngôn từ với khái niệm ngôn ngữ; phần lớn các em cho rằng khái niệm ngôn từ và khái niệm ngôn ngữ là một. Do đó, phương tiện trực quan (sơ đồ phân biệt ngôn ngữ với ngôn từ) và ví dụ minh họa thông qua lời giảng của GV sẽ giúp cho HS hiểu rõ hơn về khái niệm ngôn từ, giúp cho các em nhận ra được sự khác nhau giữa khái niệm ngôn từ với khái niệm ngôn ngữ. Như những gì đã phân tích, chúng tôi cho rằng PP sử dụng các phương tiện trực quan và PP diễn giảng là hai PP trọng tâm khi dạy khái niệm ngôn từ; PP đàm thoại – vấn đáp chỉ đóng vai trò phụ trợ. Trước khi học bài LLVH này, HS đã được tiếp xúc với khá nhiều văn bản văn học. Các văn bản văn học thường không giống nhau về thể loại và kết cấu. Vì thế, khi dạy khái niệm kết cấu và khái niệm thể loại của văn bản văn học, dựa trên những hiểu biết của HS về văn bản văn học, chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi để HS dần hiểu về khái niệm kết cấu (định nghĩa được khái niệm kết cấu; tính đa dạng, không thống nhất của kết cấu và yêu cầu sáng tạo về phương diện kết cấu khi tạo lập văn bản văn học); thể loại (định nghĩa về thể loại, các thể loại văn học,...). Hệ thống câu hỏi mà chúng tôi nêu ra vừa hướng HS vào nghiên cứu SGK vừa đặt ra những vấn đề mới xoay quanh khái niệm kết cấu và thể loại để HS tư duy. Qua hoạt động tư duy để trả lời các câu hỏi dưới sự gợi ý của GV, HS sẽ tự khám phá ra những kiến thức mới. Như vậy, khi dạy khái niệm kết cấu và thể loại, PP trọng tâm là PP đàm thoại – vấn đáp. PP diễn giảng chỉ đóng vai trò là PP phụ trợ với nhiệm vụ là khẳng định lại nội dung kiến thức bằng những lời nhận định của một số nhà văn, nhà nghiên cứu văn học. * Ý nghĩa lí luận dạy học của các PPDH được vận dụng khi dạy đơn vị kiến thức Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học Theo hướng dẫn của SGV Ngữ Văn 10 (tập 2- cơ bản) và Tài liệu thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đơn vị kiến thức này không phải là kiến thức trọng tâm của bài học. Do đó, hướng dạy của chúng tôi là sử dụng câu hỏi để giúp HS thấy được ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học. Câu hỏi chủ yếu khai thác kiến thức nền của HS. Từ những hiểu biết của bản thân, HS sẽ nhận ra được rằng: một văn bản văn học ưu tú phải có sự kết hợp giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. PHẦN KẾT LUẬN .... Nhìn chung, vấn đề vận dụng PPDH tích cực vào thiết kế giáo án không phải là vấn đề mới nhưng hướng đóng góp của đề tài cho vấn đề có nhiều điểm mới. Vì đa số các công trình nghiên cứu về việc vận dụng PPDH tích cực hiện nay chỉ tập trung vào các phân môn đọc hiểu văn bản, tiếng Việt và làm văn còn phân môn LLVH thì hầu như bị quên lãng. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về việc vận dụng các PPDH tích cực vào dạy kiến thức LLVH rất hiếm hoi. Do đó, những gì chúng tôi đã làm được ở đề tài này sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn về vấn đề dạy học các bài LLVH trong nhà trường phổ thông cũng như giúp ích cho nhiều GV trong việc soạn giảng các bài dạy LLVH. Qua đó, góp phần thúc đẩy hiệu quả dạy học môn Ngữ Văn nói chung và phân môn LLVH nói riêng. Do phạm vi thực hiện đề tài còn hạn hẹp nên sức thuyết phục của đề tài chưa phải là tuyệt đối. Chính vì vậy, trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài; đồng thời, phổ biến rộng rãi những gì mà chúng tôi nghiên cứu được cho các đồng nghiệp để việc dạy học các bài LLVH nói riêng và việc dạy học môn Ngữ Văn nói chung ngày càng được nâng cao về hiệu quả. Chúng tôi cũng mong rằng, sẽ có nhiều công trình nghiên cứu khoa học tập trung nghiên cứu về PPDH kiến thức LLVH để phân môn LLVH được mọi người trả lại đúng vị trí và vai trò vốn có của nó trong nhà trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO .... 1. Nguyễn Hoa Bằng, Thử nghiệm bước đầu dùng overhead và phương tiện kĩ thuật hiện đại dạy học Lí luận văn học và Mĩ học, Kỷ yếu hội nghị khoa học và cải tiến PPDH , Khoa sư phạm trường Đại học Cần Thơ, 2001, tr. 41 – 46. 3. Nguyễn Hoa Bằng, Giáo trình Lí luận văn học, Đại học Cần Thơ, 2000. 4. Nguyễn Minh Chính – Nguyễn Thị Hồng Nam – Trần Đình Thích – Hà Hồng Vân, Lí luận dạy học Ngữ Văn, Đại học Cần Thơ, 2002. 5. Nguyễn Minh Chính - Nguyễn Thị Hồng Nam - Trần Đình Thích, Các Phương pháp dạy học Ngữ Văn, Đại học Cần Thơ, 2003. 6. Nguyễn Văn Đường (chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 10 – cơ bản (tập 2), Nxb Hà Nội, 2006. 7. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1998. 8. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2002. 9. Lê Thị Hương (2007), Tích hợp kiến thức Lí luận văn học với việc phân tích tác phẩm văn học trong dạy và học văn, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt – 159 Qúy I /2007, tr 14-17. 10. Phan Trọng Luận, Con đường nâng cao hiệu quả dạy Văn, Nxb Giáo dục, 1978. 11. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục,1997.
File đính kèm:
- bien_phap_van_dung_cac_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_de_day_c.doc