Báo cáo biện pháp Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Tiếng Anh

Trong những năm gần đây do yêu cầu của việc ứng dụng CNTT vào giáo dục, bản thân tôi là một giáo viên mới ra trường và tích cực hưởng ứng thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn tiếng Anh

Để đem kiến thức đến cho học sinh, người GV có thể vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau.Trong các phương pháp dạy học, phương pháp trực quan có tác dụng giúp cho học sinh : Hiểu sâu và nhớ lâu hơn bài học, nhận rõ mối quan hệ giữa các kiến thức, cũng như rèn luyện cho học sinh năng lực khái quát vấn đề. Do đó việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một bước tiến có ý nghĩa cho giáo dục nói chung và cho một số môn học đặc biệt là môn Tiếng Anh nói riêng

 Qua quá trình giảng dạy thực tế tôi đã nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ, các hình ảnh trực quan, âm thanh và các phần mềm bổ trợ khác thông qua CNTT hiện đại đã kích thích được sự hứng thú, say mê của học sinh.

 

docx 4 trang Thảo Ly 18/08/2023 4360
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Tiếng Anh

Báo cáo biện pháp Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Tiếng Anh
TRƯỜNG THCS HÒA PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TỔ TA-AN-MT-TD Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
	 Hòa Phú, ngày tháng 10 năm 2020
Chuyên đề
ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Trong những năm gần đây do yêu cầu của việc ứng dụng CNTT vào giáo dục, bản thân tôi là một giáo viên mới ra trường và tích cực hưởng ứng thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn tiếng Anh 
Để đem kiến thức đến cho học sinh, người GV có thể vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau.Trong các phương pháp dạy học, phương pháp trực quan có tác dụng giúp cho học sinh : Hiểu sâu và nhớ lâu hơn bài học, nhận rõ mối quan hệ giữa các kiến thức, cũng như rèn luyện cho học sinh năng lực khái quát vấn đề. Do đó việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một bước tiến có ý nghĩa cho giáo dục nói chung và cho một số môn học đặc biệt là môn Tiếng Anh nói riêng
 	Qua quá trình giảng dạy thực tế tôi đã nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ, các hình ảnh trực quan, âm thanh và các phần mềm bổ trợ khác thông qua CNTT hiện đại đã kích thích được sự hứng thú, say mê của học sinh. 
Vì những lí do trên, sau đây tôi xin trình bày một số ý kiến của bản thân về việc ứng dụng CNTT vào thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Anh.
II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY
1.Thuận lợi 
Được sự quan tâm của lãnh đạo của các cấp và nhà trường. Việc học tiếng Anh ở trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như Tivi màn hình, loa, âm ly, internet... Những người giáo viên dạy môn Tiếng Anh như tôi luôn nhiệt tình và đam mê với công việc, luôn tìm ra những giải pháp phù hợp nhất cho học sinh của mình.
2. Khó khăn
Môn Tiếng Anh với đặc thù là một môn có lượng kiến thức khá rộng lớn và đối với nhiều học sinh thì đây là một môn học khó, gây nhàm chán. Thực tế cho thấy không ít học sinh đã từ bỏ việc cố gắng tiếp thu môn học này với ý nghĩ không thể tiếp thu được
Vì vậy đối với mỗi giáo viên Tiếng Anh thì điều trăn trở nhất là làm sao kích thích được sự hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh một cách tốt nhất 
Trong chuyên đề này ngoài mục đích trình bày những kinh nghiệm mà tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy, còn mục đích trao đổi chia sẻ với đồng nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả giáo dục môn Tiếng Anh.
III. NỘI DUNG
1. Games
1.1. Crossword games (Ô chữ): Đây là trò chơi mà các em được tham gia theo nhóm (đội) hoặc cá nhân.
	- Các em được chia theo nhóm (hoặc cá nhân)
- Các em thông qua các câu hoặc hình ảnh gợi ý để xác định các từ hàng ngang.
- Xác định từ khóa dựa vào các chữ cái gợi ý (thường được tô màu khác các từ còn lại trong từ hàng ngang)
a. Trò chơi ô chữ bằng các thao tác power point đơn giản
b. Trò chơi ô chữ với gợi ý bằng hình ảnh
c. Sử dụng ngôn ngữ lập trình visual basic (VBA) để tạo ra trò chơi ô chữ
1.2. Hang man
- Giáo viên gợi ý số chữ của từ cần đoán bằng số ô hiển thị trên màn hình.
- Yêu cầu học sinh đoán các chữ cái trong từ
- Nếu học sinh đoán sai, giáo viên gạch một gạch (theo tứ tự từ trên xuống dưới)
- Học sinh đoán sai số quá số lần quy định (giáo viên quy định) thì thua cuộc
1.3. Lucky numbers (Con số may mắn)
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, tùy theo số lượng học sinh trong lớp.
- Giáo viên tạo ra vài con số
- Trong đó có các số may mắn 
- Học sinh nhìn lên màn hình và chọn số. Nếu chọn đúng số may mắn thì có được điểm mà không phải làm gì.
- Chọn trúng câu hỏi nào thì phải trả lời câu hỏi đó. Trả lời đúng thì được điểm, nếu trả lời sai thì các nhóm còn lại được quyền trả lời
1.4. Nought and cross (Nhân zerô)
- GV tạo một ô có 9 số theo 3 cột ngang, dọc
- Giáo viên chia học sinh thành hai nhóm: một nhóm là “Noughts” (O) và một nhóm là “Crosses” (X) 
 - Hai nhóm lần lượt chọn số trong các ô, xem hình và đặt câu với cấu trúc bài học
 - Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (O) hay (X)
- Nhóm nào có 3 (O) hoặc (X) thành một hàng ngang hoặc chéo sẽ thắng cuộc.
1.5. Brainstorming (Động não)
- GV yêu cầu học sinh luyện tập theo nhóm, liệt kê các ý có liên quan đến chủ đề đang thảo luận.
- GV đưa ra các ý tổng hợp hoặc đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm nào có nhiều ý chính xác, phù hợp với chủ đề sẽ là nhóm thắng cuộc.
1.6. Kim’s Game (Ghi nhớ)
- Giáo viên chia lớp ra thành các đội
- Cho học sinh xem tranh, từ tất cả trong một khoảng thời gian ngắn. Yêu cầu học sinh ghi nhớ (không viết)
- Cho các tranh, từ biến mất
- Gọi các nhóm lần lượt đọc hoặc viết lại các tên tranh, từ
- Nhóm nào nhớ nhiều hơn sẽ thắng.
1.7. Shark Attack (Cá mập tấn công)
- GV cho một từ (vd có 7 chữ cái) là chủ đề bài học
 Số lượng từ tương ứng với khoảng cách của hình ảnh một người và con cá mập
 Cho học sinh đoán từ tự do trong bảng chữ cái
- Đoán đúng chữ cái sẽ hiện ra, sai thì khoảng cách của người đó càng gần. Các em đoán sai quá số lần quy định sẽ thua (Người trong tranh sẽ bị cá mập ăn)
1.8. Guess the picture (Lật hình)
- GV cho học sinh chơi theo nhóm.
- Cho học sinh chọn từ hàng ngang cùng với câu gợi ý (câu hỏi) xuất hiện
- Học sinh đoán, trả lời câu gợi ý 
- Trả lời đúng một hình che sẽ được mở ra, học sinh dựa vào hình ảnh lấp phía sau để đoán xem đó là hình gì. 
Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi hay mà chúng ta có thể vận dụng như: Chain Game, Guessing Game, Word square, Simon says, Rub out and remember, slap the board, Find someone who, Answers given, Ordering statements, Odering vocabulary, Picture drill, Networks, survey, Bingo, Pelmanism. Tôi thiết nghĩ, nhờ vào công nghệ thông tin mà chúng ta có thể tạo ra nhiều trò chơi hấp dẫn lý thú cho học sinh, tùy vào khả năng và sự tìm tòi học hỏi của mỗi cá nhân chúng ta. 
2. Pictures and Sounds
Sách giáo khoa tiếng Anh hầu hết đều được biên soạn theo 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Mỗi kỹ năng trong từng đơn vị bài học hầu hết đều có tranh minh họa một cách rõ ràng, sinh động. Điều đó giúp cho giáo viên có những ví dụ minh họa cho tiết dạy của mình. Đồng thời nó tạo cho học sinh tính tò mò, óc tưởng tượng giúp cho các em phát huy được tính tích cực học tập, các em dễ hiểu được nội dung bài học
	Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet, điều này dường như khá đơn giản với chúng ta để có một tài liệu hay, một bức tranh đẹp phù hợp với nội dung bài học mà chúng ta cần
Do đó, theo cá nhân tôi nhận thấy mỗi bài học khi được ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì chắc chắn hiệu quả hơn.
3. Useful Softwares
a. Sử dụng phần mềm Violet
Đây là phần mềm phụ trợ soạn thảo bài giảng, giúp cho giáo viên có thể tạo ra các bài giảng tương tự như power point với một số đặc tính khác biệt, và dễ sử dụng, với việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tácngoài ra nó còn có chức năng lập trình mô phỏng.
b. Sử dụng phần mềm phát âm Readplease 2003
Trên “thị trường” phần mềm hiện nay, có rất nhiều phần mềm phát âm tiếng Anh. Tuy nhiên hiện nay tôi chọn và sử dụng phần mềm phát âm READPLEASE 2003 với ưu điểm phát âm tốt, có nhiều giọng đọc (có giọng đọc là nam, có giọng đọc là nữ) tùy vào điều chỉnh cơ bản trên phần mềm
Hơn thế nữa chúng ta có thể điều chỉnh âm độ (cao thấp), tốc độ đọc một cách phù hợp với trình độ học sinh lớp 6,7,8,9. Với sự trợ giúp của phần mềm này chúng ta có thể tạo ra các phát âm của từ vựng,các bài đọc, bài nghe một cách như ý muốn. 
c. Sử dụng phần mềm làm film Proshow Producer 3.2 
Đây là phần mềm làm phim giúp chúng ta có thể tự “sản xuất” những đoạn phim đơn giản phục vụ cho nhu cầu dạy học của bản thân. 
Trên cơ sở một số hình ảnh, đoạn phim sưu tập được, cùng với các thao tác cơ bản chúng ta có thể tạo thành một đoạn phim theo ý muốn giúp cho bài dạy của mình trở nên sinh động. Giúp cho học sinh hoạt động sôi nổi hơn, học tập có hiệu quả hơn. 
IV. KIẾN NGHỊ
- Giáo viên không nên lạm dụng Internet, games vào bài mà quên đi yếu tố thời gian.
- Giáo viên nên có sự chuẩn soạn bài kĩ trước khi lên lớp.
- Nhà trường luôn quan tâm chăm sóc trang thiết bị, internet...để giáo viên thực hiện bài dạy luôn được tốt hơn.
- Phát huy hoạt động nhóm-cặp, tạo tính, tự tin mạnh dạn cho học sinh .
- Sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả.
V. KẾT LUẬN
Trên đây là những vấn đề mà bản thân và các đồng nghiệp đã thực hiện trong các bài dạy của mình trong những năm thực hiện chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở tại trường. Có thể chuyên đề này còn chưa thể hiện hết tính năng và công dụng của UD CNTT vào giảng dạy. Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục thì đối với bản thân tôi luôn luôn tìm tòi cái mới, cái hay và những lợi ích mà CNTT có thể mang lại cho chất lượng bài dạy của tôi
Những vấn đề trên là kết quả mà tôi đã đạt được trong thực tế giảng dạy nên không tránh khỏi hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo nhằm hoàn thiện hơn nữa. 
DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO DYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN VIẾT

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_ung_dung_cntt_vao_giang_day_mon_tieng_anh.docx