Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8

Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

1. Xác định cơ sở lí luận của trò chơi trong dạy học Sinh học.

2. Phương pháp thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Sinh học.

3. Một số ví dụ về vận dụng trò chơi trong dạy học Sinh học 8.

4. Áp dụng dạy thực nghiệm và tiến hành thăm dò ý kiến của học sinh.Từ đó rút ra kết luận về hiệu quả của việc áp dụng trò chơi trong dạy học Sinh học 8.

 

docx 26 trang Thảo Ly 17/08/2023 18620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8

Báo cáo biện pháp Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Muốn vậy người giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phương pháp dạy học tích cực đem lại hiệu quả dạy học cao nhất .
Để giờ dạy Sinh học 8 đạt kết quả tốt hơn, gây được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, tự tin và tự nhiên của học sinh người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao là kết hợp tổ chức các trò chơi học tập trong giờ dạy Sinh học. Hiện nay theo tôi được biết, việc tổ chức trong giờ học Sinh học ở các trường THCS chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Nhiều giáo viên quan niệm rằng giờ học Sinh học không nên tổ chức trò chơi vì gây ồn ào dễ ảnh hưởng đến việc học tập của lớp khác. Giáo viên phải chuẩn bị vất vả mất nhiều thời gian, có thể gây cháy giáo án. Và đôi khi giáo viên còn cho rằng học sinh THCS đặc biệt là học sinh lớp 8 đã lớn không như học sinh mẫu giáo, tiểu học hay các em học sinh lớp 6 đầu cấp, mà còn tổ chức trò chơi.
Với đặc thù của bộ môn Sinh học 8, là bộ môn khoa học thực nghiệm. Việc xây dựng tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học trong môn Sinh học cũng không phải là vấn đề quá khó, đặc biệt là đối với chương trình Sinh học 8 thì chỉ phải cần 5- 7 phút là giáo viên có thể tổ chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức, củng cố kiến thức đã học hoặc thực hiện trong những buổi ngoại khoá Sinh học. Ngoài ra, còn giáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập Sinh học, gây được hứng thú học tập bộ môn từ đó đem lại thành công cho tiết dạy Sinh học.
Về đặc trưng tâm lý của lứa tuổi này là tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn khẳng định mình, các em tự cho mình là người lớn và cũng muốn mình được coi là người lớn, muốn được tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình, thích “Học mà chơi - Chơi mà học” nên việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Sinh học 8 chắc chắn sẽ gây được hứng thú học tập của học sinh, phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp khái quát hoá kiến thức, khả năng suy luận phán đoán, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn của học sinh.
Mặt khác Sinh học 8 nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh, là các kiến thức về cấu tạo, sinh lý, vệ sinh đây là những kiến thức tuy gần gũi với các em nhưng tương đối khó đòi hỏi các em phải suy nghĩ, tư duy cao, dễ gây ra căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy cần có một hoạt động nào đó nhẹ nhàng vừa mang lại hiệu quả học tập vừa kích thích, khích lệ tinh thần học tập của các em là điều rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và để góp phần hoàn thiện và nâng cao các phương pháp dạy học tích cực học tập trong dạy học Sinh học tôi đã mạnh dạn nghiên cứu hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm với tiêu đề: “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8”.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Hướng dẫn thiết kế, xây dựng và tổ chức được một số trò chơi học tập trong dạy học Sinh học để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy bộ môn.
Rèn tư duy nhanh nhạy, kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp, khái quát hoá kiến thức, phát triển kỹ năng phán đoán của học sinh.
Vận dụng và thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh còn học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động học tập của mình tạo ra một không khí phấn khởi, hào hứng trong học tập Sinh học.
CÁC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Xác định cơ sở lí luận của trò chơi trong dạy học Sinh học.
Phương pháp thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Sinh học.
Một số ví dụ về vận dụng trò chơi trong dạy học Sinh học 8.
Áp dụng dạy thực nghiệm và tiến hành thăm dò ý kiến của học sinh.Từ đó rút ra kết luận về hiệu quả của việc áp dụng trò chơi trong dạy học Sinh học 8.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu lý thuyết.
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã nghiên các tài liệu có liên quan sau:
Các tài liệu về công trình nghiên cứu cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
Các tài liệu về tổ chức các hoạt động vui chơi trong dạy học, dạy học bằng trò chơi... kể cả các trò chơi cộng đồng để có thêm kiến thức và kinh nghiệm.
Các tài liệu khoa học về chương trình SGK, sách hướng dẫn giảng dạy Sinh học 8 và các tài liệu tham khảo nhằm xác định được chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Nghiên cứu thực tế.
Tìm hiểu thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên ở các trường THCS bằng cách dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên, tổ chuyên môn trong trường.
Quan sát điều tra ý thức học tập của học sinh, mong muốn của học sinh trong giờ học bằng cách dự giờ đặc biệt là tổ chức trò chuyện với học sinh.
Thực nghiệm sư phạm.
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm một số bài có tổ chức trò chơi trong chương trình Sinh học 8.
Điều tra sư phạm
Tôi tiến hành lấy ý kiến của học sinh về các vấn đề có liên quan đến dạy học Sinh học 8 có tổ chức các trò chơi thông qua phiếu tham dò.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC SINH HỌC.
Khái niệm và vai trò của trò chơi trong dạy học sinh học.
Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Nhưng qua trò chơi người chơi được rèn luyện thể lực, trí lực, rèn luyện các giác quan tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong nhóm trong tổ....
*Vai trò của trò chơi học tập trong dạy học môn Sinh học:
Trò chơi trong học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo bầu không khí học tập dễ chịu, thoải mái trong giờ học từ đó phát huy được tính tự giác , tích cực và qua đó giúp hình thành được nhiều kĩ năng như: khả năng quan sát, tư duy sáng tạo, hoạt động nhóm, tự tin, hợp tác và nêu cao tinh thần đồng đội.Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học.
Trò chơi trong học tập không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức một cách tốt hơn.
Tạo điều kiện để cá thể hoá hoạt động dạy học.
Giáo dục học sinh tính tự giác, trung thực, sự kiên trì, tính kỷ luật và tinh thần đồng đội trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Tổ chức trò chơi trong giờ dạy Sinh học phải đạt được những yêu cầu gì?
Trước hết phải lấy lý luận dạy học hiện đại làm cơ sở.
Nghĩa là trò chơi phải hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Giáo viên phải tìm trò chơi có tác dụng phát huy trí sáng tạo, tính tích cực của học sinh, nhằm tạo ra những thế hệ biết tìm tòi sáng tạo nhanh nhẹn trên mọi lĩnh vực.
Giáo viên phải dựa vào tâm lý học hiện đại.
Nghĩa là phải chú ý đến tính vừa sức đối với học sinh, không dễ quá cũng không khó quá. Nội dung trò chơi đưa ra phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi thiếu niên thì học sinh mới có thể tham gia một cách tích cực và đạt hiệu quả cao được.
Trò chơi phải đáp ứng được mục tiêu dạy học.
Khắc sâu được kiến thức vừa học.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy nhanh nhạy và khả năng phán đoán của học sinh.
Giáo dục được đạo đức, thái độ của học sinh.
Trò chơi phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
Các trò chơi đưa ra phải được các em nhiệt tình hưởng ứng. Phải thực hiện được chức năng dạy học thông qua trò chơi để học tập, rèn luyện.
Trò chơi phải hướng tới mọi đối tượng học sinh.
Có nghĩa là học sinh nào cũng có thể tham gia được. Giáo viên không nên chỉ tập trung vào những học sinh khá giỏi mà còn để ý, khuyến khích động viên những học sinh yếu, học sinh có tác phong chậm hay rụt rè nhút nhát tham gia, tạo điều kiện cho các em rèn luyện tác phong, hoà đồng với tập thể.
Trò chơi phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng của học sinh. Tuỳ theo độ tuổi, theo lớp mà thiết kế tổ chức các trò chơi phù hợp.
g. Trò chơi phải được chuẩn bị kỹ càng trước giờ học.
Chuẩn bị về: Phương tiện; Nội dung; Cách thức; Người tham gia
(Có thể gọi những HS xung phong tham gia hoặc giáo viên phân nhóm)
h. Trò chơi phải được tổ chức vào thời điểm phù hợp nhất trong giờ học
-Tùy theo nội dung và mục tiêu của từng phần trong bài mà tổ chức hoạt động trò chơi cho phù hợp, có thể giữa tiết học hoặc ở phần củng cố.
Không được lạm dụng trò chơi làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, lấn át thời gian chính của giờ học.
Cấu trúc của trò chơi học tập
Tên trò chơi: Giáo viên xác định trò chơi phù hợp với nội dung học tập và phù hợp với tâm lí lứa tuổi
Mục đích của trò chơi: Có thể là nhằm đưa học sinh đến với kiến thức mới hay ôn luyện hoặc củng cố kiến thức kĩ năng nào đó.
Đồ dùng cần cho trò chơi
Luật chơi
Số người tham gia chơi: Đội/nhóm hay cá nhân
NỘI DUNG.
Để tạo hứng thú cho học sinh khi học mô Sinh học 8, khi áp dụng phương pháp chơi trò chơi giáo viên cần làm được những công việc sau:
Giai đoạn chuẩn bị:
Xác định mục tiêu dạy học: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất có tính chất quyết định. Bởi trò chơi được thiết kế phải đạt được các mục tiêu dạy học.
Xây dựng, lựa chọn trò chơi: Phù hợp, đáp ứng các mục tiêu dạy học đó đề ra.
Giáo viên xác định: số nhóm chơi, số người trong nhóm và các đồ dùng, dụng cụ cần thiết như: mô hình, tranh, phấn viết bảng, mảnh bìa, hệ thống câu hỏi
Khi xác định số nhóm chơi, người chơi cần chú ý:
+ Số học sinh trong nhóm chơi phải phù hợp và có cả học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Có cả học sinh có tác phong nhanh nhẹn và học sinh có tác phong chậm rụt rè, nhút nhát tham gia.
+ Giáo viên có thể gọi học sinh xung phong tham gia, hoặc tự giáo viên phân nhóm hoặc c ... ình bông hoa và gấp lại gài lên các cành của cây cảnh được đặt trên bục giảng.
+ Giáo viên có thể gọi học sinh xung phong hoặc chỉ định bất kì học sinh nào (mỗi đợt gọi 2 học sinh, 1 học sinh trả lời và 1 học sinh chuẩn bị).
+ Thưởng điểm với các học sinh trả lời tốt, phê bình các em làm chưa tốt.
Lưu ý: Giáo viên chú ý tạo cho lớp học không khí sôi nổi để học sinh tích cực tham gia, tránh tình trạng căng thẳng hoặc gây cho học sinh sự sợ sệt.
Chò chơi trắc nghiệm: Đúng/ sai
Trò chơi này được sử dụng vào tiết ôn tập hoặc tiết bài tập của Sinh học 8 hoặc củng cố cuối bài.
- Mục đích trò chơi:
+ Ôn lại những kiến thức đã học qua hình thức trắc nghiệm nhanh: Củng cố bài, ôn tập, bài tập.
+ Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát nhanh nhạy và tiết kiệm thời gian
+ Rèn tính tự giác, nêu cao tinh thần đồng đội
Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống những thông tin liên quan đến nội dung bài học có thể đúng hoặc sai
+ Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học và thẻ đúng, thẻ sai
Tiến hành:
+ Phổ biến luật chơi: sau khi giáo viên đọc các câu thông tin và hô “ Đúng hay sai” thì các thành viên trong đội sẽ suy nghĩ trong khoảng 5 giây (giáo viên hoặc cho học sinh lớp đếm ngược từ 5 à 0) và quyết định trả lời bằng cách giơ thẻ đúng hoặc thẻ sai. Giáo viên nhận xét hoặc gọi học sinh dưới lớp nhận xét sau đó giáo viên hoặc cử 1 học sinh làm nhiệm vụ tổng hợp kết quả của các đội: Bao nhiêu lần giơ thẻ chính xác và đội nào nhiều lần giơ thẻ chính xác sẽ đạt giải nhất .
+ Chọn 2 hay 3 đội chơi: Mỗi đội gồm từ 4-6 học sinh
+ Nhận xét: tuên dương đội chiến thắng bằng tràng pháo tay. Đối với đội thua cuộc có thể phạt bằng hình thức thụt dầu hoặc nhảy cóc.
Ví dụ: Tiết 18- Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch – Vệ sinh hệ tuần hoàn
- GV: Chuẩn bị hệ thống những thông tin liên quan đến nội dung bài học có thể đúng hoặc sai khi củng cố bài như sau:
Câu 1: Động mạch giúp vận chuyển máu từ tim đi đến các cơ quan với tộc độ nhanh Câu 2: Máu được vận chuyển nhanh ở động mạch là nhờ sức đẩy của tim và sự co dãn
của thành động mạch
Câu 3: Ở tĩnh mạch máu được vận chuyển nhờ: sức đẩy của tim và sự co dãn của thành tĩnh mạch
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm cho máu lưu thông trong mạch là do sự co dãn của tim
lực
mạch
mạch
Câu 5: Các van tĩnh mạch chỉ có ở những tĩnh mạch vận chuyển máu ngược chiều trọng
Câu 6: Mạch máu nằm sát da mu bàn tay, có thể nhìn thấy rất rõ ở người giả là động
Câu 7: Vận tốc máu chảy giảm dần từ động mạch đến mao mạch và chậm nhất là tĩnh
Câu 8: Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Gồm huyết áp tối đa khi
tâm thất co và huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn
Câu 9: Mục đích của việc rèn luyện tim mạch là làm cho tim đập nhanh hơn bình thường.
Câu 10: Khi luyện tập thể dục thường xuyên sẽ làm tăng lượng máu bơm được của 1 ngăn tim
Giáo viên: Phổ biến luật chơi
Tiến hành: Cử 2 đội chơi, mỗi đội 6 người. Còn giáo viên là người điều khiển giám sát cuộc chơi
KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.Kết quả.
* Qua thực tế khi tổ chức trò chơi trong các giờ dạy Sinh học 8 tôi thấy đã đạt được những kết quả sau:
- Đối với giáo viên:
+ Không mất nhiều thời gian, công chuẩn bị và không tốn nhiều thời gian của tiết dạy mà giáo viên và học sinh vẫn hoàn thành tốt các mục tiêu của bài học một cách nhẹ nhàng.
+ Giáo viên không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn tạo một không khí lớp học thoải mái, kích thích tinh thần học tập của học sinh. Đặc biệt là khuyến khích học sinh học yếu, chậm và nhút nhát có cơ hội tích cực tham giam vào quá trình học tập. Từ đó mà hiểu bài, học tập sẽ tốt hơn, tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
+ Giáo viên thực hiện được việc đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo và có hiệu quả không mang tính công thức, gò bó.
- Đối với học sinh:
+ Tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
+ Nâng cao năng lực tư duy nhanh nhạy, tác phong nhanh nhẹn.
+ Học sinh tỏ ra hào hứng, chờ đợi đến tiết học tiếp theo và yêu thích bộ môn hơn.
`	+ Giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác giữa các em học sinh trong học tập và lao động.
+ Rèn luyện được kĩ năng tương tác giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo
viên

+ Rèn luyện thêm được kĩ năng phản xạ nhanh cho học sinh.
*Bên cạnh đó qua khảo nghiệm thực tế phản hồi của học sinh về việc tổ chức trò
chơi trong dạy học Sinh học 8 và kết quả đạt sau khi phát phiếu tham dò ý kiến:
100% học sinh cho rằng các em đã được tham gia các trò chơi học tập rất phù hợp với khả năng của các em, vì các kiến thức trong các trò chơi đó là các kiến thức trọng tâm, nằm trong tầm hiểu biết và các em hoàn toàn nhận thức được.
97% học sinh cho rằng học tập dưới hình thức trò chơi: Thích hơn, hiểu hơn, nhớ kiến thức hơn từ đó làm tăng hứng thú học tập bộ môn. Ngoài ra thông qua việc tham gia các trò chơi các em tỏ ra mạnh dạn trước tập thể lớp, tự tin với kiến thức của mình.
98% học sinh cho rằng trò chơi đã rèn cho các em tác phong nhanh nhẹn và tư duy độc lập sáng tạo. Ngoài việc tham gia làm việc theo nhóm trong các hoạt động học tập khác các em còn được hợp tác với nhau trong các trò chơi học tập vì vậy làm việc theo nhóm đối với các em trở nên nhuần nhuyễn và rất đỗi quen thuộc.
95% học sinh cho rằng học tập theo hình thức trò chơi sẽ giúp tình bạn được củng cố và có thái độ ứng xử linh hoạt trong hoạt động tập thể.
Đa số các em cũng cho rằng các em thích có hình thức học tập dưới dạng tổ chức trò chơi vì nó làm tăng sự đa dạng trong các hình thức học tập và học tập dưới hình thức này các em cảm thấy nhẹ nhàng, hiệu quả hơn và đỡ nhàm chán.
Từ những kết quả trên tôi có thể khẳng định rằng việc tổ chức trò chơi trong dạy học sinh học đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học, tạo hứng thú học tập, phát triển năng lực tư duy, tinh thần đoàn kết và khả năng hợp tác của học sinh. Quy trình tổ chức trò chơi trong dạy học sinh học mà tôi nêu ra ở trên là có tính khả thi.
2. Bài học kinh nghiệm
*Đối với Giáo viên.
Để một giờ dạy sinh học đạt kết quả tốt giáo viên phải chịu khó tìm tòi nghiên cứu, thiết kế giáo án mà trong đó sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. Tổ chức trò chơi trong giờ dạy sinh học cũng là một trong những cách thức để nâng cao hiệu quả dạy học.
Cần vận dụng các trò chơi một cách sáng tạo, hợp lý về nội dung và có tác dụng giáo dục học sinh.
Không nên quá lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học dẫn đến học sinh mệt mỏi vì chơi nhiều. Cần phải tránh tổ chức trò chơi lặp lại trong cùng một tiết học vì sẽ làm giảm tính hấp dẫn của trò chơi, khó thu hút được sự chú ý của học sinh.
Kinh nghiệm của tôi là chỉ nên sử dụng trò chơi học tập vào dạy một phần nội dung trong bài hoặc sử dụng vào cuối tiết học thay cho việc củng cố kiến thức kỹ năng đã học. Trò chơi học tập tạo sự hưng phấn về môn học vừa để kết thúc tiết học vừa tạo sự thư giãn cho học sinh trước khi bước vào tiết học tiếp theo.
Khi tổ chức các trò chơi, thưởng phạt chỉ là hình thức khích lệ động viên học sinh, giáo viên không nên lấy điểm kém vì như vậy làm học sinh sợ điểm thấp mà rụt rè không dám tham gia. Sau tiết học, khi hướng dẫn về nhà giáo viên yêu cầu học sinh làm lại bài tập vào vở và thông báo chuẩn bị trò chơi ở tiết học sau (nếu có).
Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo ở tất cả các khâu, các mặt.
-Tuy nhiên phạm vi ứng dụng của đề tài còn hạn chế: Không phải tất cả các giờ học Sinh học đều tổ chức trò chơi. Trò chơi chỉ áp dụng khi nào giáo viên thấy hợp lý về mặt thời gian và nội dung kiến thức.
*Đối với học sinh.
Phải chuẩn bị bài học chu đáo.
Học sinh phải mạnh dạn nhanh nhẹn, sôi nổi trong học tập.
Học sinh phải có tinh thần đoàn kết với bạn bè trong lớp, trong nhóm chơi.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Theo tôi với quan điểm tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Sinh học đã đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học: Giáo viên thực sự là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh và học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, tích cực chủ động, linh họat sáng tạo. Đồng thời còn tạo ra không khí lớp học sôi nổi, phấn khởi.
Kết quả thu được là rất khả quan: Từ chỗ học sinh ít hứng thú thậm chí còn ngại học môn Sinh học đến chỗ học sinh thích học giờ học Sinh học, chất lượng, hiệu quả giờ dạy học được nâng cao rõ rệt.
Muốn tổ chức trò chơi học tập thành công giáo viên cần lưu ý những điểm sau:
Thiết kế và lựa chọn trò chơi phải phù hợp với mục đích yêu cầu bài học.
Trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện và không tốn thời gian.
Phải chuẩn bị chu đáo những đồ dùng cần thiết và dự kiến những tính huống có thể nảy sinh trong khi chơi để có cách giải quyết tốt nhất
Khi chơi phải đảm bảo thực hiện theo các trình tự theo các bước:
+ Giới thiệu trò chơi, cách chơi, thời gian chơi
+ Chơi thử (chơi nháp) nếu cần
+ Tổ chức chơi
+ Nhận xét kết quả chơi
Trên đây là toàn bộ nội dung về sáng kiến kinh nghiệm “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8”. Đây chỉ là những suy nghĩ mang tính chất chủ quan tuy có dựa trên thực tế trong quá trình dạy học Sinh học 8, nên sẽ không tránh được những khiếm khuyết. Tôi mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm trên thực sự đạt được hiệu quả trong giảng dạy, góp phần vào việc thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay.
Kiến nghị
Qua đây tôi xin kiến nghị với lãnh đạo cấp trên nên tổ chức những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để các giáo viên dạy học Sinh học như chúng tôi có dịp trao đổi và học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
Bước đầu đổi mới kiểm tra đánh giá

NXBGD 2004
Dạy học Sinh học ở trường THCS
Tài liệu trò chơi học tập
NXBGD chủ biên soạn PGS-TS Trần Kiều
NXBGD
Trần Mạnh Hưởng – NXBGD 2002
Hoạt động vui chơi giữa tiết học ở trường PT
SGK Sinh học 8
Chuẩn kiến thức kĩ năng

NXBGD 2001
Xuân Tâm, ngày 9/10/2017
Người thực hiên
Lê Thị Quyên

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_tap_qua_cac_tro_choi_tron.docx
  • pdfskkn_Tao_hung_thu_hoc_tap_qua_cac_tro_choi_trong_day_hoc_sinh_hoc_8.pdf